7. Tên nhiệm vụ: Xây dựng quy trình xử lý nước và chất thải từ ao nuôi tôn thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học tại tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 2649

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nhiệt đới Môi trường

• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Phú Bảo

• Mục tiêu nhiệm vụ: Tái sử dụng trên 70% lượng nước thải trong hệ thống ao nuôi tôm tẻ chân trắng siêu thâm canh và sản xuất khí biogas. Phân vi sinh từ chất thải ao nuôi bằng phương pháp sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm mô trường cho vùng nuôi tôm tỉnh Trà Vinh. Cụ thể:

- Nghiên cứu công nghệ sinh học và mô hình xử lý tuần hoàn nước thải tái sử dụng trên 70% lượng nước thải trong hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên diện tích ao nuôi 1.500 m2

Nghiên cứu quy trình xử lý chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học để sản xuất biogas. Khí biogas có chất lượng ổn định, có thể phục vụ hộ gia đình

- Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh từ chất thải ao nuôi tôm bằng phương pháp sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho vùng nuôi tôm.

• Nội dung chính của nhiệm vụ:

* Giai đoạn I: Nghiên cứu quy trình xử lý nước từ ao nuôi tôm thẻ chan trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học và nghiên cứu quy trình xử lý chất thải để sản xuất biogas.

- Nội dung 1: Nghiên cứu quy trình xử lý nước từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học. Trên 70% lượng nước thải từ ao nuôi được tái sử dụng, nước đạt quy chuẩn QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, chất lượng cấp vào ao nuôi

+ Công việc 1: Khảo sát, thu thập, phân tích về hiện trạng ô nhiễm môi trường (nước nuôi tôm và bùn thải) trong nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở Trà Vinh.

+ Công việc 2: Thiết kế công nghệ xử lý tuần hoàn tái sử dụng nước nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.

+ Công việc 3: Triển khai mô hình thực nghiệm, vận hành thực nghiệm công nghệ xử lý tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.

- Nội dung 2: Nghiên cứu quy trình xử lý chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học để sản xuất biogas. Khí biogas có chất lượng ổn định, có thể phục vụ hộ gia đình

+ Công việc 1: Phân lập, làm giàu và lựa chọn chủng loại vi sinh vật phù hợp cho phân hủy bùn nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh để thu hồi sinh khí học

+ Công việc 2: Lựa chọn chất thải hữu cơ phù hợp để trộn với bùn. Tính toán các thông số kỹ thuật cho quá trình phân hủy khí sinh học.

+ Công việc 3: Tính toán thiết kế, lắp đạt thử nghiệm và vận hành bể phân hủy khí sinh học (biogas) cho gia đình quy mô 08 người

* Giai đoạn II: Nghiên cứu quy trình xử lý chất thải nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chuyển giao kỹ thuật

Nội dung 3: Quy trình xử lý chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học để sản xuất phân vi sinh có các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu

Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả của công nghệ sinh học trong xử lý nước thải và chất thải của quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và chuyển giao kỹ thuật

•Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

• Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thu thập về hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh: lập phiếu khảo sát, điều tra phỏng vấn, xử lý số liệu.

- Phương pháp lấy mẫu, phân tích nước, bùn, phân bón

- Phương pháp phân lập, lựa chọn vi sinh vật hữu hiệu cho khử amonia, nitrite, chất hữu cơ, phân hủy bùn và làm phân bón hữu cơ vi sinh

- Phương pháp triển khai mô hình thực nghiệm xử lý tuần hoàn nước tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

- Phương pháp phân hủy bùn để thu hồi khí sinh học (biogas)

- Phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

- Tổng hợp so sánh

• Kết quả dự kiến

- Phân bón hữu cơ vi sinh đạt các chỉ tiêu theo quy định của Nghị định 108/2017/NĐ-CP: 0,5 tấn giao cho đơn vị quản lý; 0.5 tấn cho đánh giá tăng trưởng sinh học; 02 tấn cho khảo nghiệm

- Báo cáo tổng quan, báo cáo phân tích

- Quy trình và mô hình xử lý nước ao nuôi tôm tẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học, tái sử dụng 70% và đạt chất lượng cấp nước vào ao nuôi

- Quy trình và mô hình xử lý chất thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học để sản xuất khí biogas cho gia đình 08 người sử dụng

- Quy trình và mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chât thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học

- Sổ tay hướng dẫn tổng hợp xử lý nước, chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học

- Kỷ yếu hội thảo; báo cáo tổng hợp

- 01 Bài báo khoa học đăng trên tạp chí KHCN Việt Nam, 01 bài báo đăng trên tạp chí KHCN chuyên ngành

- 02 Thạc sĩ Quản lý hoặc kỹ thuật môi trường

- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về: Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh hoặc công nghệ sinh học xử lý nước thải nuôi tôm thẻ  chân trắng siêu thâm canh, tuần hoàn nước thải tái sử dụng trên 70% lượng nước thải

• Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: từ tháng 11/2019 đến tháng 06/2021

Tin khác
1 2 3 4 5  ...