CHỌN GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT CHO NĂNG SUẤT TẠI TỈNH TRÀ VINH
Lượt xem: 3492
Trà Vinh có diện tích đất giồng cát trên 14.000 ha, chiếm 22% tổng diện tích đất nông nghiệp, rất thích hợp cho cây đậu phộng phát triển. Năm 2020, diện tích trồng đậu phộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gần 4.400 ha, sản lượng 22.000 tấn, tập trung tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải.

Hiện nay, nguồn giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 15 - 25% nhu cầu. Số lượng giống còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên rất khó kiểm soát chất lượng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Để nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh năm 2020, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tiến hành thực hiện đề tài Chọn  giống đậu phộng trồng trên đất giồng cát cho năng suất tại tỉnh Trà Vinh” nhằm xác định 2 giống đậu phộng có năng suất cao, tăng 10 - 15% so với giống các hộ dân thường trồng. Việc xác định được giống tốt cho năng suất cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thích nghi với từng vùng đất, từng vụ mùa sản xuất là một nhu cầu cấp bách nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hiện nay.

Qua thời gian thực hiện mô hình, đề tài ghi nhận được giống LDH12 và LDH09 là hai giống cho hiệu quả năng suất cao, chất lượng hạt tốt. Giống LDH12 cho kết quả năng suất cao nhất là 9,2 tấn/ha. Giống LDH09 có năng suất trung bình đạt 9,1 tấn/ha. 

Kết quả xây dựng mô hình:

*Vụ mưa:

Kết quả theo dõi sự phát triển của cây đậu phộng tỉnh Trà Vinh cho thấy tỷ lệ nảy mầm trung bình khá cao với hơn 95% và cao nhất là LDH12 (97%). 

Sự phát triển của cây đậu phộng trong vụ mưa tỉnh Trà Vinh

 Qua hình trên cho thấy sự phát triển của cả 03 giống đậu phộng tiềm năng (Hatri01, LDH 09 LDH 12) so với giống đối chứng (MD7) do người dân trồng là có sự phát triển tương đồng. Tuy nhiên, chiều cao cây giống Ha01 thấp hơn các giống khác khoảng 1, 5 đến 2,6 cm. Đặc biệt là giai đoạn 65 ngày tuổi, Ha01 có sự chênh lệch độ cao khá rõ so với các giống khác (2,6cm).

Sự phát triển chiều cao cây đậu phộng vụ mưa tỉnh Trà Vinh

 Qua khảo sát nhận thấy rằng các giống đậu phộng Hatri01, LDH 09, LDH 12 và MD7 ở các huyện ít khác biệt trong giai đoạn dưới 45 ngày nhưng có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn sau 45 ngày. Cụ thể ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải với hai loại giống LDH 09 và LDH 12 có sự phát triển vượt trội so với các giống đậu phộng còn lại.

Khả năng phân nhánh của cây đậu phộng vụ mưa tỉnh Trà Vinh

Khả năng phân nhánh trong các giai đoạn khác nhau có sự phân hóa khác nhau rõ rệt đối với các giống đậu phộng khác nhau và hầu như không có sự khác biệt giữa các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú. Được thể hiện qua hinh.

Năng suất trung bình các loại giông đậu phộng vụ mưa tỉnh Trà Vinh

Qua bảng trên cho thấy năng suất trung bình các loại giống có sự khác biệt nhau và khác biệt trên mỗi địa bàn khác nhau. Giống đậu phộng có năng suất cao nhất là LDH12 được trồng trên vùng đất Cầu Ngang; Kế đến là giống LDH09; Giống đậu của người nông dân trồng đại trà MD7 có năng suất đứng thứ 3 và thấp nhất là giống Ha01. Mặc dù MD7 có năng suất tương đồng nhưng độ biến động lớn. Riêng giống Ha01 là có năng suất thấp nhất.

Kết quả xây dựng mô hình và so sánh, đánh giá năng suất 03 giống đậu phộng tại 03 huyện trong vụ mưa

*Vụ khô:

Nghiên cứu bố trí được mô hình trồng đậu phộng đối với 03 giống: Hatri01, LDH 09 và LDH 12 tương tự như việc bố trí mô hình vụ mưa nhưng khác với các vị trí đã thực hiện mô hình mùa khô nhằm tránh sâu bọ và bệnh cây.

Kết quả theo dõi sự nảy mầm của cây đậu phộng tỉnh Trà Vinh trong vụ khô cho thấy tỷ lệ nảy mầm rất cao (tỷ lệ trung bình hơn hơn 96,3%). Trong đó, cao nhất là LDH12 (97%) và LDH09 thấp nhất (95%).

So với tỷ lệ nảy mầm ở vụ mưa thì tỷ lệ nảy mầm của các loại giống ở vụ khô cao hơn. Trong vụ khô này thì tỷ lệ nảy mầm của hộ nông dân đứng thứ 02 trong số 4 loại giống được so sánh.

So sánh độ nảy mầm của các giống ở hai vụ

Sự phát triển chiều cao cây đậu phộng vụ khô tỉnh Trà Vinh

 

Qua hình cho thấy sự phát triển của cả 03 giống đậu phộng tiềm năng (Hatri01, LDH 09 LDH 12) so với giống đối chứng (MD7) do người dân trồng là có sự phát triển tương đồng. Tuy nhiên, chiều cao cây giống Ha01 thấp hơn các giống khác khoảng 1,0 đến 2,0 cm. Đặc biệt là giai đoạn 65 ngày tuổi, Ha01 có sự chênh lệch độ cao khá rõ so với các giống khác (2,5cm).

Sự tăng trưởng chiều cao cây đậu phộng vụ khô tỉnh Trà Vinh

 

Qua khảo sát nhận thấy rằng các giống đậu phộng LDH 09, LDH 11, Ha01 và MD7 giữa các huyện ít khác biệt trong giai đoạn dưới 45 ngày nhưng có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn sau 45 ngày. Cụ thể ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải với hai loại giống LDH 09 và LDH 12 có sự phát triển vượt trội so với MD7 và Ha01. Cụ thể:

- Giai đoạn sau 65 ngày tuổi: LDH09; LDH12 và MD7 vẫn cho thấy khả năng sinh trưởng tốt với hơn 30 cm. Trong khi Ha01 hầu như ít phát triển bằng 50% so với các loại khác.

Khả năng phân nhánh cây đậu phộng vụ khô tỉnh Trà Vinh

 

Qua hình cho thấy sự phân nhánh của cây đậu phộng trước 65 ngày tuổi ít khác biệt đối với các loại giống cũng như các huyện. Tuy nhiên, giai đoạn sau 80 ngày tuổi có sự khác biệt của Ha01 tại huyện Duyên Hải do có sự phân nhánh ít nhất.

Năng suất trung bình các loại giông đậu phộng vụ khô tỉnh Trà Vinh


LDH09

LDH12

MD7

Ha01

Cầu Ngang

8,2

8,5

7,1

6,3

Duyên Hải

9,1

9,2

7,3

6,1

Trà Cú

7,7

8,1

7,1

5,5

Qua kết quả trên cho thấy năng suất trung bình các loại giống có sự khác biệt nhau và khác biệt trên mỗi địa bàn khác nhau. Giống đậu phộng có năng suất cao nhất là LDH12 được trồng trên vùng đất Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú; Kế đến là giống LDH09; Giống đậu của người nông dân trồng đại trà MD7 có năng suất đứng thứ 3 và thấp nhất là giống Ha01. So sánh với năng suất vụ mưa thì hai loại giống LDH12 và LDH09 có tính hiệu quả cao hơn so với MD7 và thấp nhất là Ha01.

So sánh năng suất các giống đậu phộng vụ khô tỉnh Trà Vinh

Qua hình cho thấy rằng 02 giống đậu LDH12 và LDH09 đều có năng suất vượt trội (trên 8 tấn/ha) và giống Ha01 có năng suất thấp nhất với 5-6 tấn/ha. Bên cạnh đó, xét theo vị trí địa lý cho thấy huyện Duyên Hải có năng suất cao nhất kế đến là huyện Cầu Ngang. Đây là 02 huyện luôn có năng suất cao hơn giống phổ biến của người dân trồng.

Kết luận:

Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình trồng đậu phộng tại 03 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà cú với 04 loại giống LDH09; LDH12; Ha01 và MD7.

Kết quả về sự tăng trưởng và năng suất cho thấy hai loại giống LDH12 và LDH09 đều cao hơn loại giống phổ biến của người nông dân đang trồng (MD7); Riêng giống Ha01 có sự tăng trưởng kém hơn MD7 và năng suất chỉ đạt dưới 6 tấn/ha. Giống LDH12 cho kết quả năng suất cao nhất là 9,2 tấn/ha. Giống LDH09 có năng suất trung bình đạt 9,1 tấn/ha. 

Vân An


Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 6
  • Trong tuần: 1 606
  • Tất cả: 4408707