Hội nghị tổng kết công tác ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021
        Được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 18/01/2021 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 có 80 đại biểu tham dự đại diện cho các Sở, ban ngành tỉnh, một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đại diện UBND cá huyện, thị xã, thành phố, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và phòng Kinh tế thị xã, thành phố và Trưởng, phó các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Chủ trì Hội nghị do đồng chí Lê Thanh Bình, Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Phạm Minh Truyền, Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.
Đồng chí Lê Thanh Bình (thứ hai từ phải qua), Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh 
 và Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Hội nghị

 

         Năm 2020, ngành Nông nghiệp và PTNT gặp triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ trong điều kiện đối mặt vi nhiu khó khăn, thách thc: (1) Hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp; (2) Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động rất lớn đến đời sống, kinh tế xã hội, xuất khẩu nông sản bị đình trệ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ nông sản của người dân; (3) Ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019 cộng với giá heo giống tăng cao nên gây không ít khó khăn cho tái đàn, tăng đàn, bệnh lở mồm long móng trên đàn bò liên tục xảy ra khi tổng đàn đang rất lớn; (4) Thị trường tiêu thụ một số nông sản ngày càng khó khăn hơn, các nước gia tăng áp dụng những biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật; (5) Những yếu kém nội tại về sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mặc dù từng bước khắc phục nhưng chưa đáp ứng của việc sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng theo nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu...Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp ứng phó và khắc phục, ngành Nông nghiệp và PTNT có nổ lực hết sức mình, phối hợp tốt với các Sở, ban ngành tỉnh và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ; đặc biệt là sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã thực hiện được nhiều biện pháp tích cực và xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Nhờ đó, mà phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch triển khai thực hiện đều đạt được kết quả đáng biểu dương: (1) Giá trị sản xuất toàn ngành 27.153 tỷ đồng (đạt gần 94% kế hoạch), trong đó: GTSX ngành nông nghiệp và lâm nghiệp giảm nhưng ngành thủy sản tăng đáng kể ; (2) Tỷ lệ che phủ rừng 4,01% (đạt 100% kế hoạch); (3) Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,7% (vượt 0,71% KH) (trong đó nước sạch đạt 71,5%, vượt 5,15% KH); (4) Có thêm 12 xã đạt 19/19 tiêu chí, nâng tổng số có 69 xã đạt chuẩn NTM chiếm 81,18% số xã, số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,86 tiêu chí, tăng 2,16 tiêu chí (đạt 100% kế hoạch); huyện Càng Long và thành phố Trà Vinh đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

         1. Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ngành đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước theo cơ chế thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu đã đạt được một số kết quả đáng kể, cụ thể:

         - Về trồng trọt: Cơ cấu cây trồng, mùa vụ được chuyển đổi hiệu quả hơn, các tiến bộ kỹ thuật kỹ thuật mới và các giống mới được áp dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng của một số loại cây trồng; diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 255,4 ngàn ha (đạt 91,71% kế hoạch), tổng sản lượng đạt 2,27 triệu tấn; cây lâu năm cải tạo và trồng mới hơn 1,4 ngàn ha, nâng tổng diện tích đạt gần 42.050 ha (vượt 2,56% kế hoạch), sản lượng đạt 588 ngàn tấn (vượt 5% kế hoạch). Trong năm, chuyển đổi đất trồng lúa và đất trồng mía kém hiệu qủa sang các loại cây trồng khác và kết hợp hoặc chuyên nuôi thủy sản được 3.560 ha; cải tạo vườn tạp, giồng tạp 244,6 ha hiệu quả cao hơn 1,5 đến 3 lần.

         - Về chăn nuôi: Ngành đã tập trung thực hiện rất quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi và các dịch bệnh khác nên tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi đến nay cơ bản được kiểm soát; trong lĩnh vực chăn nuôi có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo hướng chuỗi sạch, an toàn sinh học và dịch bệnh. Đàn bò và đàn gia cầm phát triển khá tốt (đàn bò đạt hơn 97% kế hoạch, đàn gia cầm vượt 21% KH); tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 78 ngàn tấn (đạt 100% kế hoạch), sản lượng trứng 143 triệu quả (tăng hơn 18% so với cùng kỳ).

         - Thủy sản: Đẩy mạnh phát triển cả nuôi trồng và khai thác. Điều chỉnh cơ cấu nuôi, tập trung ứng dụng công nghệ cao và kiểm soát dịch bệnh; trong năm chuyển đổi các hình thức nuôi khác sang nuôi thâm canh và bán thâm canh 346 ha và chuyển 195 ha từ các hình thức nuôi khác sang nuôi thâm canh mật độ cao. Cơ cấu lại đội tàu và công nghệ khai thác theo hướng hiện đại; tổng sản lượng thủy sản 229,2 ngàn tấn (đạt 98,5% KH; tăng gần 9.900 tấn so cùng kỳ chủ yếu là thủy sản nuôi).

         - Lâm nghiệp: Công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng thực hiện khá tốt nên diện tích rừng của tỉnh ngày càng mở rộng; tỷ lệ che phủ rừng đạt kế hoạch đề ra.

         2. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển, tăng cả số lượng và chất lượng cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

         3. Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ từng bước đổi mới cách thức và nội dung phù hợp từng đối tượng, tập trung đầu tư vào các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực. Chương trình OCOP đã có thêm 31 sản phẩm đủ tiêu chuẩn công nhận, nâng tổng số có 61 sản phẩm đạt OCOP.

         4. Công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh chủ động triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đề ra, đồng thời kịp thời tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại để tái đầu tư sản xuất.

         5. Ngành cũng đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân sinh cơ bản đạt yêu cầu; nhiều chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được thực hiện đã phát huy hiệu quả; từng bước củng cố và phát triển được các loại hình kinh tế hợp tác, đặc biệt HTX NN, nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp và hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Đầu tư công được tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

         Bên cạnh những mặt đạt được, cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định, như: Tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thực hiện vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra; công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất còn ít; chưa có nhiều sản phẩm nông sản có thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; chất lượng các sản phẩm nông sản chưa đồng đều; đổi mới hợp tác xã và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị còn ở quy mô nhỏ, chưa đạt mục tiêu đề ra; các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện còn chậm, hiệu quả mang lại chưa cao; một số hạng mục công trình triển khai thực hiện chưa đảm bảo tiến độ đề ra, giải ngân vốn còn chậm; xây dựng nông thôn mới chưa tập trung phát triển theo chiều sâu, một số xã sau khi đạt chuẩn ít quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các tiêu chí nên số xã đạt chuẩn NTM nâng cao không đạt kế hoạch.

Quang cảnh toàn Hội nghị

 

         Phát biểu chỉ đạo của đồng chí Lê Thanh Bình, Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị về một số chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện trong năm 2021, cụ thể như sau:

         Năm 2021,năm đầu tư Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021- 2025), kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cần tập trung thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra ngành đòi hỏi ngành Nông nghiệp và PTNT cần có sự nổi lực, quyết tâm cao, cần có sự phối hợp, hỗ trợ đắc lực của các ngành, các cấp và sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của doanh nghiệp và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cùng nhau phối hợp thực hiện mới có thể đạt mục tiêu đề ra.

         Theo dự báo của ngành cho thấy năm 2021 sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn như: Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống dân sinh; Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt là bệnh dịch tả heo Châu Phi cần thời gian dài để xử lý; Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu, cũng như tiêu thụ trong nước,… Trước những khó khăn, thách thức trên, đòi hỏi toàn ngành vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế tối đa thiệt hại, cần phải có sự nỗ lực to lớn của toàn ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương.

         Để đảm bảo đạt được kế hoạch đề ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt với các Sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản đã được đề ra trong Kết luận số 180-KL/TU ngày 24/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Đồng thời, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch chuyên ngành theo các lĩnh vực để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn năm 2021 theo từng cấp. Trong đó, đặc biệt quan tâm các công tác:

         1. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

         2. Chủ động thực hiện giải pháp phòng chống thiên tai và dịch bệnh theo các kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm hạn chế thiệt hại đến sản xuất của người dân.

         3. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đối với các loại cây trồng, vật nuôi chính của tỉnh; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông sản và ngành nghề.

         4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

         5. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp, HTX đầu tư từ vật tư đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

         6. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn để hạn chế tối đa các trường hợp hàng gian, hàng giả kém chất lượng gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng.

         7. Triển khai thực hiện nhanh các dự án thủy lợi, đặc biệt là dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm hạn chế sạt lở bờ sông, bờ biển để phục vụ cho sản xuất và bảo vệ đời sống dân sinh.

         8. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; rà soát lại chức năng nhiệm vụ của ngành và từng phòng, đơn vị trực thuộc Sở và kiện toàn tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, hiện đại hóa công sở và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thống kê các trang thiết bị, máy móc và tài sản của ngành để có kế hoạch sử dụng có hiệu quả.

 

                                                                                     Đoàn Văn Minh

Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới