Truy xuất nguồn gốc hàng nông sản: việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống cần được thực hiện thống nhất toàn quốc và kết nối liên thông với cổng thông tin truy xuất quốc gia
Sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc là “chìa khóa” tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. Đặc biệt, đối với xuất khẩu, việc ứng dụng mã vạch để truy xuất nguồn gốc hàng hóa sản phẩm, nhất là nông sản giúp người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế.


Kiểm tra cơ sở xay xát gạo (trái) và cơ sở sản xuất bún (phải)

           Trong thời gian qua, việc triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc hàng nông sản cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đã có sự tham gia một số cơ sở/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chưa có chế tài quy định xử phạt vi phạm liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc dẫn đến không kiểm soát được chất lượng dữ liệu truy xuất nguồn gốc, làm giảm lòng tin và gây tâm lý e ngại của người tiêu dùng vào thực tế truy xuất của doanh nghiệp hiện nay. Trong khi, hệ thống văn bản pháp lý, tài liệu hướng dẫn và các văn bản liên quan làm cơ sở để triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Bênh cạnh đó, việc tuân thủ quy trình, ghi chép của doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh là yếu tố khiến dữ liệu truy xuất nguồn gốc không đầy đủ và cập nhật so với yêu cầu về thông tin truy xuất nguồn gốc.
           Xuất phát từ vấn đề trên, ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, với mục tiêu:  Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc;  Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa; Nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan; Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
            Việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Đề án trên được thực hiện thống nhất toàn quốc.  Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ và các Ủy ban nhân dân trên 63 tỉnh thành thống nhất hệ thống truy xuất nguồn gốc trong các sản phẩm quản lý của bộ mình để kết nối với cổng thông tin truy xuất quốc gia.


(Quyết định 100/QĐ-TTg)

Sơn Sâm Phone

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới