Cần chủ động phương án tiêu hủy (chôn) heo bị bệnh dịch tả heo Châu Phi
Bệnh dịch tả heo Châu Phi hiện tại chưa có vaccin để phòng và cũng chưa có thuốc để trị. Nếu heo mắc bệnh có khả năng chết lên 100%. Vì vậy, trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi thì công tác phòng là chính. Trường hợp phát hiện heo mắc hoặc nghi bệnh thì không tiến hành điều trị và bắt buộc tiêu hủy.

Tính đến ngày 07/3/2019, bệnh Dịch tả heo (lợn) Châu Phi đã lan ra 9 tỉnh thành trong cả nước, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Điện Biên và Hòa Bình. Đã có 331 hộ, 49 xã, 20 huyện của 9 tỉnh, thành phố xuất hiện ổ dịch; tổng số heo bị mắc bệnh và tiêu hủy là 6.471 con. Có thể nói, dịch lây lan nhanh vì tại Việt Nam ổ dịch đầu tiên chỉ mới ghi nhận từ ngày 01/02/2019[i].

            Bệnh Dịch tả heo Châu Phi hiện tại chưa có vaccine để phòng và cũng chưa có thuốc để trị. Nếu heo mắc bệnh có khả năng chết lên 100%[ii]. Vì vậy, trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi thì công tác phòng là chính. Trường hợp phát hiện heo mắc hoặc nghi bệnh thì không tiến hành điều trị và bắt buộc tiêu hủy[iii].

 

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

kiểm tra công tác phòng, chống Dịch tả heo Châu Phi tại Hải Phòng

(Nguồn: http://www.cucthuy.gov.vn/)

 

           Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hai biện pháp tiêu hủy, đó là: Chôn lấp hoặc đốt (sau khi đốt lấp đất và nện chặt). Về địa điểm tiêu hủy: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ). Về kích cỡ hố chôn: Phải đủ rộng phù hợp với khối lượng heo, sản phẩm của heo và chất thải cần chôn[iii].

            Cả hai biện pháp tiêu hủy tưởng đơn giản, nhưng khi áp dụng ngoài thực tế sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là khi số lượng heo phải tiêu hủy nhiều. Cụ thể, khó khăn về nhân lực, phương tiện, địa điểm và làm thế nào để việc tiêu hủy đúng quy định, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đã từng xảy ra trường hợp heo bị bệnh chết thả trôi sông hoặc bỏ vào thùng rác công cộng gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. Khác với tiêu hủy gia cầm, mặc dù đàn hàng ngàn con nhưng vẫn có thể chia nhỏ số lượng để dễ dàng vận chuyển, tiêu hủy.

            Thứ nhất, tại tỉnh Trà Vinh, không chỉ hộ nuôi heo ở khu vực thị trấn, khu dân cư mà nhiều hộ nuôi heo ở những khu vực khác cũng không có đất để chôn heo, và cũng khó/không thể chôn trên đất của các hộ khác. Thứ hai, một số nơi việc huy động lực lượng (hoặc thuê mướn) người vận chuyển heo rất khó do mức thuê mướn thấp (Chi phí tiêu hủy, gồm: Chi phí thuê mướn, chất đốt, hóa chất, vận chuyển, tiêu độc là 50.000 đồng/con heo; riêng đối với heo nái và đực giống 70.000 đồng/con[i]). Đối với heo còn nhỏ khoảng vài chục kg thì dễ, nhưng heo “vô tạ” hoặc heo nái, đực giống với trọng lượng 250-300 kg chết thì “cả một vấn đề” cần nhiều người để “khiêng”, vận chuyển đến nơi tiêu hủy. Thứ ba, một số vùng của tỉnh Trà Vinh, chỉ cần đào sâu “một, hai lớp xẻng” là gặp nước. Nhưng quy cách hố chôn yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa heo (tiêu hủy) đến mặt đất tối thiểu là 0,5 m. Theo hướng dẫn nếu chôn 01 tấn (heo, sản phẩm, chất thải) thì độ sâu cần phải có là 1,5-2m[iii][ii].

Nuôi heo trên chuồng sàn tại Trà Vinh

 

          Mặc dù, tỉnh Trà Vinh chưa phát hiện heo bị bệnh Dịch tả heo Châu Phi, nhưng ngay từ thời điểm này cần chủ động lên phương án ứng phó tiêu hủy heo bị bệnh hoặc nghi bệnh. Cụ thể, về địa điểm, các địa phương cần có giải pháp cho những hộ không có đất hoặc tình huống phải tiêu hủy heo vận chuyển nhập tỉnh số lượng lớn (hàng chục, hàng trăm con) bị mắc bệnh, heo nuôi quy mô trang trại hoặc heo của nhiều hộ bị bệnh cùng một thời điểm. Vì theo quy định, khi phát hiện heo bệnh thì phải bắt buộc tiêu hủy trong khoảng 24-48 giờ tùy theo trường hợp[iii]. 

Nguồn tham khảo trích dẫn:


[[iii]] Quyết định 4527/QĐ-BNN-TY ngày 1511/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

iv] Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt mức hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy và mức hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

[v] Phụ lục 06 Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mặc bệnh cà sản phẩm của động vật mắc bệnh (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

 

 

Văn Đoái

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới