Kết quả 3 năm thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
 Năm 2018 là năm thứ ba tỉnh Trà Vinh thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Số liệu chưa đầy đủ, đến nay, tỉnh đã phân bổ kinh phí tạm ứng đến các địa phương 44.961 triệu đồng, các địa phương sử dụng và giải ngân 31.545,86 triệu đồng, đạt 70,16%, còn lại 13.415,14 triệu đồng. Những huyện giải ngân kinh phí trên 70% gồm: Huyện Cầu Kè 77,96%, huyện Càng Long 77,28%, huyện Cầu Ngang 76,30% và huyện Tiểu Cần 70,80% (xem Hình 1).

Hình 1: Tỷ lệ (%) kinh phí giải ngân của các địa phương sau 3 năm


           Đối với từng hạng mục hỗ trợ, giải ngân đạt cao nhất là: Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi 5.976 công trình, kinh phí 29.799,10 triệu đồng chiếm 94,46% tổng số kinh phí giải ngân; tiếp đến Hỗ trợ mua giống gia súc 43 con bò đực và heo đực, kinh phí 693,687 triệu đồng chiếm 2,20%; Hỗ trợ phối giống nhân tạo 4.312 liều tinh bò, kinh phí 528,023 triệu đồng chiếm 1,67%; Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc 71 bình, kinh phí 355 triệu đồng chiếm 1,13%; Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc 35 người, kinh phí 131,55 triệu đồng, chiếm 0,42% (xem Hình 2). Các hạng mục: Hỗ trợ phối giống nhân tạo lợn (heo), trâu; Hỗ trợ mua lợn, trâu đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị chưa thực hiện vì đến nay vẫn chưa tìm được cơ sở cung ứng.
         Về giải ngân kinh phí qua từng năm của toàn tỉnh, giải ngân cao nhất là Năm 2016, với 21.196,336 triệu đồng, chiếm 84,11% kinh phí cấp tạm ứng; Năm 2017 là 7.521,551 triệu đồng, chiếm 42,11% kinh phí cấp tạm ứng; Năm 2018 là 2.827,973 triệu đồng, chiếm 17,41% kinh phí cấp tạm ứng (xem Hình 2).

  

Hình 2: Giải ngân kinh phí 2016-2018 (Triệu đồng)(*)


          Có nhiều nguyên nhân tác động đến kết quả giải ngân kinh phí, trong đó tác động nhiều nhất do giá sản phẩm chăn nuôi biến động mạnh, xuống quá thấp và kéo dài, người chăn nuôi bị thua lỗ nên ít quan tâm hơn đến chăn nuôi.
         Hiện nay, người chăn nuôi vẫn rất cần được các hỗ trợ, theo đăng ký từ địa phương, dự kiến năm 2019, nhu cầu kinh phí là 28.211,497 triệu đồng cho các hoạt động hỗ trợ 103.084 liều tinh gia súc các loại; mua 85 bò, heo đực giống và 16.100 gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; xây dựng 2.934 công trình xử lý chất thải; đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc 32 người và mua 60 bình Nitơ.
        (*) Năm 2017, 2018 ngoài kinh phí được cấp tạm ứng còn kinh phí tồn năm trước chuyển sang

        

Trần Văn Đoái

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới