Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đê điều

Trong thời gian 05 ngày (từ 09 đến 10/5/2018, 15 đến 17/5/2018), Phòng Quản lý đê điều, Hạt Quản lý đê điều phối hợp với chính quyền địa phương đã thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ đê điều.
           Trong quá trình kiểm tra, Đoàn đã tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý và bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cho người dân sinh sống xung quanh các có tuyến đê Long Hữu-Hiệp Thạnh trên địa bàn xã Hiệp Thạnh, Dân Thành, thị xã Duyên Hải; tuyến đê Hải Thành Hòa xã Đông Hải, huyện Duyên Hải. Nội dung chủ yếu, bao gồm:
          - Phạm vi bảo vệ đê điều:
          + Hành lang bảo vệ đê (đê biển) được tính từ chân đê trở ra: Đối với đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch: 05m về phía đồng và phía biển; Trường hợp khác: 25m về phía đồng và phía biển. 
          + Hành lang bảo vệ đê (đê sông, đê cửa sông) được tính từ chân đê trở ra: Đối với đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch: 05m về phía đồng và phía sông; Trường hợp khác: 10m về phía đồng và phía sông.
          + Hành lanh bảo vệ đê bao được tính từ chân đê trở ra mỗi phía 05m.
          - Các hành vi bị nghiêm cấm:
          + Phá hoại đê điều.
          + Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật Đê điều năm 2006 quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
          + Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình cống qua đê, trạm bơm trong phạm vi bảo vệ đê điều.
          + Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
          + Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
          + Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
          + Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
          + Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê; trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê phải theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý đê điều.
         + Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ./.

 

Trần Văn Mân

Chi cục Thủy lợi

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới