Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 01 tháng 7 năm 2016Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, Nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh 6 lĩnh vực như sau:

1. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với việc bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh nuôi động vật rừng thông thường.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh chăn nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

5. Điều kiện đầu tư kinh doanh thủy sản.

6. Điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm.

Quy định này được áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập, hợp tác xã (gọi chung là tổ chức), cá nhân có đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanhĐây là những ngành nghề được quy định tại danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014.

Trong 6 lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện thuộc ngành nông nghiệp gồm có 21 ngành nghề như sau:

·  Trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Nghị định quy định về điều kiện đối với 4 ngành nghề trong trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật gồm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Việc đầu tư kinh doanh lĩnh vực trên, ngoài việc đáp ứng các điều kiện được quy định tại các Điều 37, Điều 59, Điều 61 và Điều 63 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì phải đáp ứng các điều kiện chi tiết về địa điểm, nhân lựcnhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vậtcơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị sản xuấthệ thống quản lý chất lượng,…Riêng, nhân lực hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được cấp Thẻ hành nghề.

·  Dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồngTổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhđáp ứng đủ các điều kiện về nguồn nhân lực và có địa điểm phù hợp cho từng loại giống cây trồng.

·  Nuôi động vật rừng thông thườngĐộng vật gây nuôi phải thuộc Danh mục động vật rừng thông thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, động vật gây nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đáp ứng yêu cầu về địa điểm xây dựng chuồng trại.

·  Đầu tư kinh doanh chăn nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản: Có 6 ngành nghề liên quan: sản xuất, kinh doanh con giống vật nuôi trên cạn; sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống vật nuôichăn nuôi tập trungsản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sảnbuôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sảnkinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Tổ chức, cá nhân có liên quan đầu tư kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện chung về nhân viên kỹ thuật có trình trình độ phù hợp, địa điểm sản xuất, kinh doanh, kho chứa và bảo quản, cơ sở vật chất kỹ thuật,…Ngoài ra, đối với sản xuất, kinh doanh giống và chăn nuôi tập trung phải có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đáp ứng Quy chuẩn QCVN 62 - MT:2016/BTNMT.

·  Lĩnh vực thủy sảnLĩnh vực thủy sản có 4 loại ngành nghề bao gồm sản xuất giống thủy sảndịch vụ khảo nghiệm giống thủy sảnnuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh phải thỏa mãn điều kiện  về nhân viên kỹ thuậthệ thống cấp, thoát nước riêng biệt và có nơi thu gom và xử lý chất thải; đối với nuôi trồng thủy sản đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. Riêng đối khai thác thủy sản thì thuyền trưởng, máy trưởng có bằng hoặc chứng chỉ phù hợp với từng loại hạng tàu cá  tàu cá được chứng nhận đủ điều kiện an toàn kỹ thuật.

·  Đầu tư kinh doanh thực phẩm: Liên quan đến thực phẩm có 5 ngành nghề gồm sản xuất thực phẩmsơ chế, chế biến thực phẩm; buôn bán thực phẩmgiết mổ gia súc, gia cầmchợ đầu mối nông sản. Một số yêu cầu về điều kiện phải thỏa mãn như địa điểm phải tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường; nguồn nhân lực đáp ứng về kiến thức an toàn thực phẩm và sức khỏe theo quy định; nguồn nước sử dụng để rửa, sơ chế, chế biến; trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật; có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm; có nhà vệ sinh phù hợp và dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt,...

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Đồng thời bãi bỏ một số quy định trong các văn bản sau: Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 (Nghị định số 59) về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sảnNghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59 và Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/ 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

 Sơn Sâm Phone

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới