Từ ngày 15/01/2020 tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi

       Đây là quy định tại Điều 4 của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

          Đối với gia súc có 09 loại phải khai báo, gia cầm 07 loại và động vật khác 12 loại. Cụ thể, về loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai theo Bảng 1 dưới đây.

          Bảng 1: Loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai

           

TT

Loại vật nuôi

ĐVT

Số lượng

I

Gia súc

 

 

1

Trâu

Con

01

2

Con

01

3

Ngựa

Con

01

4

Con

05

5

Cừu

Con

05

6

Thỏ

Con

25

7

Lợn thịt

Con

05

8

Lợn nái

Con

01

9

Lợn đực giống

Con

01

II

Gia cầm

 

 

1

Con

20

2

Vịt

Con

20

3

Ngan

Con

20

4

Ngỗng

Con

20

5

Đà điểu

Con

01

6

Chim cút

Con

100

7

Bồ câu

Con

30

III

Động vật khác

 

 

1

Hươu sao

Con

01

2

Chim yến

Nhà

01

3

Ong mật

Đàn

15

4

Chó

Con

01

5

Mèo

Con

01

6

Dông

Con

10

7

Vịt trời

Con

20

8

Dế

m2

05

9

Bò cạp

m2

01

10

Tằm

50

11

Giun quế (trùn quế)

m2

05

12

Rồng đất

Con

50

 

          Trên cơ sở tổ chức triển khai kê khai hoạt động chăn nuôi và các nội dung liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên phạm vi cả nước của Cục Chăn nuôi, việc triển khai kê khai hoạt động chăn nuôi tại tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu Mẫu 1 sau đây:

 

Mẫu 1: Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Tên chủ hộ:.....................

Địa chỉ:.................

Số điện thoại (nếu có):............

 

Số

TT

Loại vật nuôi trong quý

Đơn vị tính

Số lượng nuôi trong quý

Mục đích nuôi

Thời gian bắt đầu nuôi

Dự kiến thời gian xuất

Số lượng vật nuôi xuất trong quý (con)

Sản lượng vật

nuôi xuất trong quý (kg)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi nộp bản kê khai trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử, email, fax.        

..., Ngày      tháng     năm .....

Họ và tên chủ hộ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

          Một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 đó là: “Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi” (khoản 13 Điều 12). Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi (đang lấy ý kiến để ban hành chính thức), dự kiến tổ chức, cá nhân chăn nuôi không kê khai hoạt động chăn nuôi hoặc kê khai gian dối sẽ bị chế tài như sau:

- Trường hợp chăn nuôi nông hộ mà có hành vi vi phạm về kê khai chăn  nuôi bị xử phạt: (a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai; (b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

- Trường hợp chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ mà có hành vi vi phạm về kê khai chăn nuôi bị xử phạt: (a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai; (b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

- Trường hợp chăn nuôi trang trại quy mô lớn mà có hành vi vi phạm về kê khai chăn nuôi bị xử phạt: (a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai; (b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

          Ngoài ra tổ chức, cá nhân chăn nuôi còn phải chịu hình thức phạt bổ sung khác kèm theo tùy theo mức độ vi phạm.

Văn Đoái

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới