Sử dụng ong mắt đỏ (Trichogramma sp) giải pháp an toàn trong phòng, trừ sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) hại dừa

         Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) hại dừa vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích dừa bị sâu đầu đen gây hại khoảng 33,26 ha/76 hộ, tập trung tại huyện Càng Long (7,31 ha/23 hộ tại xã Bình Phú, Huyền Hội, Đại Phước và Thị trấn Càng Long) và Tiểu Cần (25,96 ha/53 hộ tại xã Tân Hòa, Long Thới). Toàn bộ diện tích nhiễm này đã được quản lý bằng thuốc hóa học với hiệu quả phòng trừ đạt 60-80%. Mặc dù, cơ bản đã khống chế được mức độ gây hại của sâu đầu đen, tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn, nguy cơ bùng phát và lây lan trên diện rộng. Đồng thời, việc phòng trừ phải đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo vệ vùng sản xuất dừa hữu cơ do các doanh nghiệp và nông dân đã xây dựng thành công. Về lâu dài cần phải có biện pháp quản lý sâu đầu đen bằng sinh học để đảm bảo hiệu quả bền vững, ổn định. Vì vậy, ngày 25/5/2022 được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) tổ chức 02 điểm phóng thích ong mắt đỏ (Trichogramma sp) tại 02 huyện Càng Long và Tiểu Cần.

    Ảnh: Giao nhận OMĐ (túi) tại xã Đại                                        Ảnh: Cấp phát OMĐ (túi) tại ấp Ca
           Phước, huyện Càng Long                                                    Một, xã Tân Hòa, Huyện Tiểu Cần.

* Ong mắt đỏ: Gọi tắt là OMĐ.

         Số lượng OMĐ được phóng thích đợt 1 khoảng 4.000.000 ong trên diện tích 44,63 ha/78 hộ, trong đó huyện Càng Long: 30,38 ha/ 42 hộ( tập trung tại ấp Nhị Hòa, Thượng, Trà Gút và Rạch Dừa, xã Đại Phước); huyện Tiểu Cần: 14,25 ha/36 hộ( tại ấp cao Một, xã Tân Hòa).

           Ảnh: Trứng OMĐ                                  Ảnh: Túi chứa trứng OMĐ phóng thích

          

                                                                                                                                                   

          Sử dụng OMĐ để quản lý và phòng trừ sâu đầu đen hại dừa là giải pháp sinh học nhằm để kiểm soát sâu đầu đen bền vững trên vườn dừa, là phương pháp phòng trừ dịch hại an toàn cho sức khoẻ cho con người, thân thiện với môi trường, đồng thời bảo tồn cho hệ sinh thái trong tự nhiên. Hy vọng với sự đồng hành của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), sự quyết tâm của Ngành và địa phương sâu đầu đen sớm được khống chế bởi OMĐ trên diện rộng cho các vùng trồng dừa của tỉnh Trà Vinh và trong khu vực ĐBSCL.

Hướng dẫn phóng thích OMĐ tại xã Đại Phước, huyện Càng Long

 

Th.S Nguyễn Thị Lùng

 Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới