Quy định khai báo thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

         Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản thông báo thực hiện chứng nhận nhận đáp ứng quy định khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đối với 04 loài thủy sản gồm Mực ống và Mực nang (Squid and Cuttle fish), cá Thu đao Thái Bình Dương (Pacific saury, Cololabis spp.), cá Thu (Mackerel, Scomber spp) và cá Trích (Sardine, Sardinops spp) khi xuất khẩu vào Nhật Bản; thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 01/12/2022.

Tàu cá đang bốc dỡ thủy sản


         Theo đó, đối với lô hàng chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước thuộc 04 loài nêu trên phải kèm Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định Điều 11 Thông tư số 21/2018/TTBNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT). Đối với lô hàng chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu thuộc 04 loài nêu trên phải có Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản  (Cục QLCL) thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT.

         Để thực hiện tốt các quy định định trên và đáp ứng yêu cầu của thị trường, các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng thuộc Cục QLCL tăng cường phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thực hiện khai báo thủy sản khai thác xuất khẩu trong mẫu xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản; tiếp nhận hồ sơ đề nghị, tổ chức thẩm định và thực hiện xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu đối với các lô hàng thủy sản thuộc 04 loài nêu trên. Chi cục Thủy sản các tỉnh thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước đối với không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 21/2018/TTBNNPTNT đối với 04 loài nêu trên.

         Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, cần nghiên cứu các yêu cầu về khai báo thủy sản khai thác xuất khẩu để tổ chức thực hiện kiểm soát trong quá trình thu mua, tiếp nhận, chế biến đối với 04 loài thủy sản trên đáp ứng quy định IUU. Khi có nhu cầu xác nhận cho lô hàng được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu để xuất khẩu vào Nhật Bản cần lập đầy đủ hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT gửi về Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trên địa bàn để được thực hiện thẩm định, xác nhận. Chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu Nhật Bản để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan khi xuất khẩu vào thị trường trên theo đúng quy định.

Nguồn: Công văn số 1147 /QLCL-CL1 ngày 7/9/2022 của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Sơn Sâm Phone

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới