Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020

         Ngày 17 tháng 12 năm 2012,  Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020.

       Thực hiện mục tiêu chung là ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người góp phần phát triển bền vững đất nước. Và mục tiêu cụ thể là: Bảo đảm các loài ngoại lai xâm hại được điều tra, đánh giá định kỳ, lập danh mục và kiểm soát theo quy định của pháp luật; Ngăn ngừa và kiểm soát được sự lây lan, giảm thiểu tác hại của một số loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam; Kiểm soát, quản lý hiệu quả việc nhập khẩu, nuôi, trồng và phát triển các loài ngoại lai ở Việt Nam nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học; Bảo đảm 80% cộng đồng dân cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tuyên truyền và nâng cao nhận thức thường xuyên về việc nhận biết, ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

         Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện việc khảo sát, thống kê các loại sinh vật ngoại lai tại các khu vực đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (căn cứ tiêu chí xác định loài  ngoại lai theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), kết quả như sau:

         - Loài ngoại lại xâm hại tại các khu vực đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh: 04 loài thực vật

TT

Tên loài

Dạng tồn tại

Tên theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT

Tên địa phương

Tên khoa học

1.

Cây ngũ sắc

Cây bông ổi

Lantana camara

Người dân địa phương trồng làm cảnh (số lượng ít)

2.

Cỏ lào

Cây mui (rau mui)

Chromolaena odorata

Phân bố tự nhiên (số lượng nhiều; chủ yếu tại các khu rừng Phi lao)

3.

Trinh nữ móc

Mắc cỡ (dạng dây leo)

 

Mimosa diplotricha

 

Phân bố tự nhiên (số lượng ít; chủ yếu tại các khu rừng Phi lao)

4.

Trinh nữ thân gỗ

Mai dương

Mimosa pigra

 

Phân bố tự nhiên (số lượng ít; chủ yếu tại các khu rừng Phi lao)

         - Loài ngoại lại có nguy cơ xâm hại tại các khu vực đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh: 03 loài 01 loài cá và 02 loài thực vật

TT

Tên loài

Dạng tồn tại

Tên theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT

Tên địa phương

Tên khoa học

1.

Cá rô phi đen

Cá rô phi

Oreochromis mossambicus

 

Sống trong khu vực rừng ngập mặn tại các ao đầm nuôi thủy sản (số lượng nhiều)

2.

Cây keo giậu

Cây bình linh

Leucaena leucocephala

Tự phát tán, tái sinh (số lượng ít)

3.

Cây lược vàng

 

Cây lược vàng

 


Callisia fragrans

 

Do người dân địa phương trồng (số lượng ít)

 

Trứng ốc bươu vàng                                                                   Cây trinh nữ móc (mắc cỡ)

         Bên cạnh đó, về thực hiện chương trình kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam bao gồm: ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata), cây Mai dương (Mimosa pigra), cây Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) từ năm 2013 đến năm 2020. Hiện nay, tại các khu vực rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có một số khu vực có xuất hiện loài cây Mai dương (Mimosa pigra) và cây Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) với số lượng ít. Trong thời gian tới Sở sẽ chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp các bên liên quan tổ chức đánh giá hiện trạng và sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Với đối tượng ốc bươu vàng: Xác định đây là đối tượng gây hại nghiêm trọng cho cây lúa. Hằng năm, Sở chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV lồng ghép vào các lớp tập huấn chuyên ngành để hướng dẫn cho người dân biện pháp phòng trừ.

         Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Đến nay, đã tổ chức 766 lớp với 20.759 lượt người tham dự (Trong đó, lĩnh vực lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học: 15 lớp với 450 lượt người tham dự; lĩnh vực trồng trọt và BVTV: 751 lớp với 20.309 lượt người tham dự).

         Nhìn chung: Các chính sách, pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ngày càng được kiện toàn chặt chẽ; trình độ chuyên môn của các cơ quan quản lý ngày càng được nâng lên góp phần thực hiện tốt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay công tác phối hợp thực hiện ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại đôi lúc chưa kịp thời, chưa có đơn vị chủ động tổ chức phối hợp thực hiện ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị chuyên trách về bảo vệ môi trường cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn.

 

Chi cục Kiểm lâm

Tin mới