Sơ kết công tác 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2013

UBND TỈNH TRÀ VINH                            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 339/BC-SNN                                    Trà Vinh, ngày  30  tháng 9  năm 2013

 

 

BÁO CÁO

Sơ kết công tác 9 tháng đầu năm

và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2013

 

Phần 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 9 THÁNG ĐẦU NĂM

Đầu năm 2013 mặn xâm nhập sớm và sâu hơn các năm trước; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản nuôi diễn biến phức tạp; riêng cây lúa do mưa liên tục trong nhiều ngày ở giai đoạn lúa trổ, sâu bệnh gây hại nên gairm năng suát; giá các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đứng ở mức cao; trong khi giá nhiều loại nông sản giảm mạnh trong thời gian dài và khó tiêu thụ đã tác động bất lợi đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch toàn ngành trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, ngành Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh đã phấn đấu vượt qua khó khăn, tiếp tục đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể:

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT

Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng giá trị sản xuất toàn ngành 9 tháng đầu năm 2013 (giá năm 1994) 6.403,29 tỷ đồng, đạt 78,4% kế hoạch, tăng 4,8% so cùng kỳ. Trong đó:

          - Nông nghiệp: 4.403 tỷ đồng, đạt 82%, tăng 2,22%.

          + Trồng trọt: 3.500,85 tỷ đồng, đạt 89,97%, tăng 4,73%.

          + Chăn nuôi: 500,12 tỷ đồng, đạt 65%, giảm 5,83%.

          + Dịch vụ nông nghiệp: 402,12 tỷ đồng, đạt 56,64%, giảm 7,25%.

          - Lâm nghiệp: 77,57 tỷ đồng, đạt 81,65%, tăng 2,19%.

          - Thủy, hải sản: 1.922,63 tỷ đồng, đạt 71%, tăng 11,49%.

          + Khai thác hải sản: 250,59 tỷ đồng, đạt 61,88%, giảm 11%. 

          + Khai thác nội đồng: 105 tỷ đồng, đạt 75%, giảm 8,24%.  

          + Nuôi trồng thủy sản: 1.434,35 tỷ đồng, đạt 72,44%, tăng 22,32%.

          + Dịch vụ thủy sản: 132,66 tỷ đồng, đạt 73,7%, giảm 14,65%.

1. Nông nghiệp:

a) Trồng trọt:

          - Cây hàng năm: Gieo trồng 282.449 ha, đạt 99,78% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ 8.273 ha, cụ thể:

+ Cây lúa: Gieo trồng 235.503 ha, vượt 3,52% kế hoạch, tăng 8.076 ha; diện tích thu hoạch 230.831 ha, năng suất trung bình 5,45 tấn/ha, sản lượng 1.259.426 tấn, tăng 29.892 tấn so cùng kỳ. Ước cả năm thu hoạch đạt 100% diện tích xuống giống, sản lượng 1.286.660 tấn. Riêng vùng lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến nay thực hiện được 140.769 ha, năng suất trung bình 6,13 tấn (cao hơn năng suất trung bình chung 0,59 tấn/ha), sản lượng 862.914 tấn. Các giống được sử dụng phổ biến OM 4900, OM 6162, OM 5451, OM 6976…; xây dựng được 20 mô hình cánh đồng mẫu với 2.750 hộ tham gia, diện tích 3.108 ha, năng suất bình quân 6,25 tấn/ha (cao hơn 0,95 tấn/ha so năng suất bình quân chung), sản lượng 19.424 tấn. Riêng vụ Thu Đông – mùa 2014 đến nay xuống giống được 69.141 ha, đạt 77,25% kế hoạch, nhanh hơn cùng kỳ 1.866 ha.

Nhìn chung, sản xuất lúa 9 tháng đầu năm khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên, giá lúa ở những tháng đầu năm ổn định ở mức khá, nông dân mở rộng diện tích sản xuất nên sản lượng chung tăng. Bên cạnh đó, việc mở rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao và mô hình cánh đồng mẫu lớn nên tỷ lệ sử dụng giống IR 50404 giảm góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong vụ Thu Đông – mùa mưa liên tục trong nhiều ngày ở giai đoạn lúa đang trổ ở những huyện xuống giống sớm nên năng suất giảm; vụ Đông Xuân do thiếu nước cục bộ một số nơi trong giai đoạn lúa sinh trưởng nên ảnh hưởng đến năng suất chung của toàn vụ; vụ Hè Thu diện tích nhiễm sâu, bệnh tăng, đáng chú ý có 12.600 ha lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông, trong đó khoảng 800 ha lúa bị bệnh với tỷ lệ từ 50-80%, gặp mưa nhiều, nông dân phòng trị không có hiệu quả và một số  thiếu nước cục bộ nên làm giảm năng suất. Theo số liệu điều tra, giá thành sản xuất vụ Thu Đông – mùa là 3.646 đồng/kg, vụ Đông Xuân là 3.358 đồng/kg, vụ Hè Thu 3.858 đồng/kg với giá bán theo các thời điểm giao động từ 5.000 –5.500 đồng/kg (lúa khô), đảm bảo nông dân có lãi trên 30% so giá thành. Tuy nhiên, phần lớn nông dân bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch với giá giao động từ 3.80-4.300 đồng/kg, lãi dưới 30% so giá thành. Riêng vụ Hè Thu giá bán lúa khô trung bình 4.100 – 5.200 đ/kg, lợi nhuận dưới 30%.

+ Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác: Gieo trồng 4.077 ha, nâng tổng diện tích gieo trồng đến nay 46.946 ha, trong đó vụ Đông xuân 28.768 ha (cao hơn cùng kỳ 196 ha), đạt 84,47% kế hoạch, gồm: màu lương thực 8.550 ha, đạt 71,88%; màu thực phẩm 25.589 ha, đạt 82,28%; cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác 14.564 ha, đạt 97%. Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu trên dưa hấu được 64 ha, có 109 hộ tham gia, kết hợp với công ty phân bón Bình Điền cung ứng 4.000 kg phân bón và công ty DONATECHNO cung ứng 64 lít thuốc trừ bệnh đến cuối vụ thu hồi.

          + Cây lâu năm: cải tạo, trồng mới 120 ha cây ăn trái, nâng tổng diện tích vườn cây ăn trái đến nay khoảng 18.000 ha, ước sản lượng thu hoạch 162.720 tấn. Diện tích cây dừa đến nay ước đạt 16.450 ha, sản lượng 163.447 tấn.

Nhìn chung, tình hình sản xuất các loại cây lâu năm tiếp tục có bước phát triển, do giá các loại trái cây đảm bảo nông dân sản xuất có lãi. Tuy nhiên, bệnh chổi rồng trên cây nhãn chưa được khống chế hoàn toàn nhưng sản lượng khá; Giá dừa khô, tươi  không ổn định, tăng, giảm đột ngột nhưng dể tiêu thụ.

b) Chăn nuôi: Ước tổng đàn heo 420 ngàn con, đạt 95,45%, giảm 34.273 con so cùng kỳ, đàn bò 132.200 con, đạt 97,93%, giảm 19.347 con, đàn trâu 1.600 con, đạt 80%, giảm 614 con, gia cầm 5,65 triệu con, đạt 94,2%, tăng 738 ngàn con.

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi 9 tháng đầu năm không thuận lợi do bệnh tai xanh trên heo và cúm gia cầm xuất hiện tại một số tỉnh trong khu vực ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, đồng thời giá thức ăn và thuốc thú y ngày càng tăng, trong khi giá sản phẩm đầu ra không cao, gây không ít khó khăn cho hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Các loại dịch bệnh nguy hiểm tiếp tục được kiểm soát. Bệnh LMLM có xuất hiện cục bộ một số nơi với quy mô nhỏ do mua bò từ ngoài tỉnh về và được khống chế hiệu quả; xuất hiện rải rác một số bệnh thông thường như: E.coli, dịch tả, phó thương hàn với số lượng và mức độ gây hại không đáng kể.

2. Lâm nghiệp:

Tổ chức giao nhận 316.900 cây lâm nghiệp phân tán; trồng mới 21,9 ha rừng tập trung; thực hiện 72 lượt tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện 02 trường hợp vi phạm làm thiệt hại 1.685 m2 rừng, cấp 02 giấy phép nuôi động vật hoang dã; thực hiện tỉa thưa tận dụng làm giàu rừng được 12,5 ha. Lũy kế đến nay giao nhận 01 triệu cây phân tán, đạt 100% kế hoạch, trồng 130,31 ha rừng tập trung, đạt vượt 0,2% kế hoạch; tổ chức 8 cuộc tuyên truyền về luật bảo vệ rừng, phát triển rừng và các văn bản có liên quan cho 240 người; hoàn thành công tác vệ sinh phòng cháy rừng 242,67ha, đạt 100% kế hoạch; thực hiện 603 lượt tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện 28 trường hợp vi phạm, làm thiệt hại 3.800 m2 rừng mấm, đước và cóc; cấp 10 giấy chứng nhận gây nuôi động vật hoang dã cho 10 hộ gia đình gây nuôi động vật hoang trên địa bàn tỉnh; nâng tổng số trại gây nuôi động vật hoang dã lên 113 trại, gồm có các chủng loại như Cá Sấu Nước Ngọt, rắn Ráo Trâu, Trĩ Đỏ khoang cổ, Cầy Vòi Hương, Heo Rừng, Hưu Sao, con Nai, Kỳ Đà Vân, Kỳ Đà Hoa, Khỉ Đuôi Dài; Nhím, Tắc Kè...; thực hiện tỉa thưa tận dụng làm giàu rừng 68,62 ha, đạt 39 % kế hoạch.

3. Diêm nghiệp:

Có 262 hộ sản xuất, diện tích 207 ha, (giảm 22 ha so cùng kỳ). Sản lượng thu hoạch 12.670 tấn. Giá bán bình quân 40.000 đồng/giạ. Tuy nhiên, mưa lớn làm thiệt hại khoảng 2.930 tấn muối đến kỳ thu hoạch và 672 mnước ót tại xã Đông Hải ước giá trị thiệt hại 2,7 tỷ đồng.

4. Thủy sản:

- Nuôi trồng thủy sản: Thả nuôi 1.383 ha, thu hoạch 13.402 tấn. Nâng tổng diện tích đến nay thả nuôi 49.623 ha; sản lượng thu hoạch 66.099 tấn (11.590 tấn cá tra, 9.043 tấn tôm sú, 5.569 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 77,2kế hoạch, tăng 15,6%. Cụ thể:

+ Vùng nước mặn, lợ: Thả nuôi 6 triệu con tôm sú giống, diện tích 20 ha; 32 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 75 ha; 2,4 triệu con cua biển, diện tích 912 ha; thu hoạch 4.586 tấn. Lũy kế đến nay thả nuôi 2,015 tỷ con tôm sú giống, diện tích 25.885 ha; 875 triệu con giống tôm chân trắng, diện tích 2.182 ha; 79,8 triệu con cua biển giống, diện tích 17.334 ha; 23,3 triệu con cá chẽm giống, diện tích 49,6 ha; 167 tấn nghêu giống, diện tích 100 ha; thu hoạch 22.178 tấn, đạt 74,5% kế hoạch, tăng 45,6% so cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của ngành có 550 triệu con giống tôm sú bị thiệt hại (chiếm 27%), diện tích 5.606 ha (chiếm 21,7%); trên 199 triệu con giống tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại (chiếm 22,7%), diện tích 442 ha (chiếm 19,7%). Nguyên nhân tôm chết do bệnh hội chứng hoại tử gan tụy và đốm trắng.

+ Vùng nước ngọt: Thả nuôi 40 triệu con tôm, cá giống các loại, diện tích 377 ha; thu hoạch 8.815 tấn. Lũy kế đến nay thả nuôi 268 triệu con tôm, cá giống các loại, diện tích 3.992 ha (cá tra 12,9 triệu con giống, diện tích 28,4 ha; tôm càng xanh 355 triệu con giống, diện tích 763 ha; cá lóc 114 triệu con giống, diện tích 290 ha; còn lại là các loại cá khác). Sản lượng thu hoạch 43.921 tấn, đạt 78,7% kế hoạch, tăng 4,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, có trên 2,8 triệu con giống cá tra bị thiệt hại, diện tích 9,1 ha (chiếm tỷ lệ 32%), nguyên nhân do bệnh gan thận mũ và 2,6 triệu con giống cá lóc bị thiệt hại do độ mặn tăng cao.

- Khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác trong tháng 8.966 tấn (1.083 tấn tôm). Lũy kế đến nay sản lượng khai thác 56.877 tấn (9.951 tấn tôm), đạt 90,6% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ, trong đó:

          + Khai thác nội đồng: 3.084 tấn (518 tấn tôm). Lũy kế đến nay 10.632 tấn (3.185 tấn tôm), đạt 87% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ.

          + Khai thác hải sản: 5.882 tấn (565 tấn tôm). Lũy kế đến nay 46.246 tấn (6.766 tấn tôm), đạt 91,5% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ.

- Thu mua, chế biến: Các doanh nghiệp thu mua 996 tấn thủy sản (358 tấn tôm sú), chế biến 730 tấn, tiêu thụ 922 tấn, kim ngạch xuất khẩu 10,6 triệu USD. Lũy kế đến nay các doanh nghiệp thu mua 8.741 tấn thủy sản (2.622 tấn tôm sú), chế biến 5.703 tấn, tiêu thụ 4.862 tấn, kim ngạch xuất khẩu 37 triệu USD.

          II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH

          1. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi:

Phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kiểm tra, phát hiện kịp thời và khoanh vùng diện tích lúa cần phòng trị để thông báo, vận động nông dân phòng trị có hiệu quả; tổ chức hướng dẫn nông dân phòng trị 3.711 ha diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt ... đồng thời theo dõi, báo cáo kết quả phòng trị. Tổ chức 94 lớp tập huấn, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh cho 3.450 lượt nông dân; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác dự tính, dự báo, theo dõi bẫy đèn; kiểm tra tình hình sâu bệnh nhất là các đối tượng có nguy cơ bộc phát cao như rầy nâu, đạo ôn lá; tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái có 150 đại biểu dự; tuyên truyền vận động nông dân cày ải, vệ sinh đồng ruộng ở những nơi có điều kiện, khuyến cáo nông dân xuống giống lúa theo lịch thời vụ.

- Thực hiện tiêm vaccine phòng cúm cho 159.963 con gia cầm, tiêm 152.502 liều vaccine thường xuyên gia súc; kiểm dịch 552.316 con gia cầm, 22.336 con gia súc, 83 tấn thịt gia súc. Nâng tổng số đến nay tiêm vaccine phòng cúm trên 2,58 triệu con gia cầm, tiêm 767.581 liều vaccine thường xuyên cho gia súc (dịch tả 209.154 con; tụ huyết trùng 207.234 con; phó thương hàn 202.413 con; tai xanh 134.599 con và LMLM 14.181 con); kiểm dịch 2,34 triệu con gia cầm, 143.279 con gia súc, 533 tấn thịt gia súc; tiêu độc khử trùng cho 244.127 lượt hộ chăn nuôi với tổng diện tích trên 19,15 triệu m2, sử dụng 8.943 lít thuốc; kiểm tra, cấp 5.434 sổ quản lý chăn nuôi 50.364 con gia súc, gia cầm (3.321 sổ chăn nuôi gia cầm tập trung; 105 sổ vịt chạy đồng và 2.008 sổ chăn nuôi gia súc).

- Kiểm dịch 160 triệu con giống tôm thẻ chân trắng; 2,7 triệu con cá giống. Nâng tổng số đến nay kiểm dịch 795 triệu con giống tôm sú, 573 triệu con tôm thẻ chân trắng; 9,4 triệu con cá giống, 133 con tôm sú bố mẹ; kiểm tra, cấp 140 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; 298 giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản.

2. Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật:

- Thực hiện 48 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản cho 1.128 lượt người; tư vấn trực tiếp cho 1.068 lượt hộ; Nâng tổng số đến nay tổ chức 492 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôinuôi thủy sản và tuyên truyền công trình khí sinh học cho 13.120 lượt người (trồng trọt 123 lớp, 3.452 lượt người; chăn nuôi 64 lớp, 1.708 lượt người; thủy sản 260 lớp, 6.969 lượt người; khí sinh học 45 lớp, 991 lượt người); tư vấn trực tiếp cho 6.975 lượt hộ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản.

- Tiếp tục theo dõi các mô hình trình diễn: Trồng ca cao trên đất giồng cát và vườn tạp (năm thứ 2), chương trình cải tạo bò giống theo hướng chuyên thịt bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo; mô hình nuôi heo thịt sử dụng đệm lót sinh học; mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học; mô hình nuôi rắn ri voi sinh sản trong bể xi măng; mô hình nuôi cá chẽm sử dụng thức ăn công nghiệp...

3. Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão:

- Thực hiện 22 công trình thủy lợi nội đồng, chiều dài 24.704 m, khối lượng đào đắp 52.358 m3; tiếp tục triển khai thực hiện 22 dự án, gồm 14 dự án chuyển tiếp, 08 dự án khởi công mới, khối lượng thực hiện 7,69 tỷ đồng.  Nâng tổng số từ đầu năm đến nay thực hiện 423 công trình, chiều dài 314.604 m, khối lượng 867.527 m3, đạt 73,2% kế hoạch; các công trình xây dựng cơ bản khối lượng thực hiện trên 48 tỷ đồng.

- Lấy ý kiến đóng góp của các Sở, ban ngành về Dự thảo Đề cương nhiệm vụ và dự toán 02 dự án quy hoạch: (1) Quy hoạch hệ thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; (2) Quy hoạch hệ thống đê bao, bờ bao ven sông Cổ Chiên và sông Hậu trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

- Tổ chức 02 lớp đào tạo giảng viên cấp huyện cho đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” với 55 cán bộ tham gia.

- Ban hành mức thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Xây dựng kế hoạch Duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2014.

- Tổ chức 114 đợt kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình an toàn đê điều, kịp thời phản ánh những sự cố có ảnh hưởng đến an toàn đê điều để có biện pháp xử lý.

4. Sản xuất và cung ứng giống:

a) Giống nông nghiệp:

- Giống cây trồng: Thực hiện khảo nghiệm 06 bộ giống lúa mới gồm 63 giống thuộc các bộ: A0, bộ đặc sản, bộ nếp, bộ giống giàu sắt và dinh dưỡng, bộ vùng khó khăn và bộ Trà Vinh (TV). Kết quả qua từng vụ đã tuyển chọn 45 giống tiếp tục thực hiện so sánh giống và trình diễn để khuyến cáo nhân rộng vào năm 2014; tổ chức trình diễn 40 ha lúa giống, năng suất trung bình 5,5 tấn/ha, 01 ha dừa dứa và dừa mã lai tại huyện Cầu Ngang, kết quả cho thấy thích nghi với vùng đất nhiễm mặn; kết hợp trình diễn 0,4 ha mía (giống K95-156 và R570) tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, hiện nay mía phát triển tốt và được 8 tháng tuổi giống. Tổ chức sản xuất 24 ha lúa giống cấp nguyên chủng, ước đạt 84 tấn giống. Thu mua 539 tấn lúa giống (43,7 tấn giống cấp nguyên chủng), cung ứng 535 tấn lúa giống (26 tấn giống cấp nguyên chủng) và 7.786 cây giống các loại

- Giống vật nuôi: Tập trung chăm sóc 44 con bò giống, hiện đàn bò phát triển và tăng trọng tốt; trình diễn 03 mô hình chăn nuôi gà ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh và xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, số lượng 1.500 con giống, tỷ lệ hao hụt 2,8%, được 3 tháng tuổi, trọng lượng trung bình 1,2kg.

b) Giống thủy sản:

Tiếp tục thực hiện 02 mô hình: nuôi vỗ giống cá tra hậu bị có chất lượng di truyền cao (cá phát triển tốt, đã thành thục có khả năng tham gia sinh sản), sử dụng vitamin và khoáng chất trong ương giống cá lóc để nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống (đã xuất bán được 60.400 con cá lóc giống). Sản xuất trên 4,53 triệu con post tôm sú, 407.500 con tôm càng xanh; cung ứng và giới thiệu địa chỉ uy tín cho người nuôi 8,37 triệu con post tôm sú, 8,15 triệu con tôm thẻ chân trắng, 1.216 con cua biển giống.

5. Công tác phát triển nông thôn:

a) Công tác xây dựng nông thôn mới:

Công tác tuyên truyền: Trong 9 tháng đầu năm  tổ chức 3.696 cuộc tuyên truyền lồng ghép về xây dựng nông thôn mới cho 168.449 lượt người; kết hợp Đài Phát thanh – Truyền hình thực hiện 07 phóng sự về xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức 04 cuộc thi, tiềm hiểu về xây dựng nông thôn mới.

- Công tác lập quy hoạch, đề án: Có 72/85 xã hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch; 62/85 xã hoàn thành việc lập và phê duyệt đề án.

- Kết quả rà soát theo bộ tiêu chí quốc gia: Đến nay, trong 18 xã điểm đã có 3 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 11 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 4 xã đạt từ 7-9 tiêu chí; các xã còn lại ngoài xã điểm chưa có xã nào đạt từ 13 tiêu chí trở lên, cụ thể: 19 xã đạt từ 10-12 tiêu chí, 36 xã đạt từ 7-9 tiêu chí, 12 xã đạt dưới 7 tiêu chí.

b) Bố trí dân cư:

Theo dõi kết quả phân bổ nguồn vốn Dự án Di dân khẩn cấp vùng ven biển xã Trường Long Hòa; kết hợp đơn vị tư vấn lập các dự án: (1) Di dân sạt lở xã Hòa Minh, huyện Châu Thành; (2) Di dân sạt lở ấp Cồn Phụng, xã Long Hòa, huyện Châu Thành; (3) Di dân sạt lở xã Đại Phước, huyện Càng Long (giai đoạn 2). Thương thảo ký hợp đồng với đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án công trình Kè chống sạt lở bờ sông Cần Chông bảo vệ 89 hộ dân khu vực thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần.

- Công tác chuyển dân: Phối hợp UBND xã Đại Phước bóc thăm, phân lô nền nhà cho 15 hộ dân, triển khai kế hoạch và kiểm tra tiến độ xây dựng nhà, giải ngân 300 triệu đồng chi hỗ trợ 15 hộ di dời vào nơi ở mới.

c) Phát triển kinh tế hợp tác: Xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại trình UBND tỉnh; khảo sát nhu cầu thành lập mới và cũng cố THT, HTX trên địa bàn các huyện, thành phố, đặc biệt là 78 xã điểm; tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động phát triển HTX, THT năm 2012-2013 và báo cáo tổng kết tình hình phát triển KTHT trên địa bàn huyện Tiểu Cầnhỗ trợ 3 HTX, 08 THT hoàn chỉnh hồ sơ thành lập mới; triển khai 8 lớp tập huấn thành lập mới THT trên địa bàn huyện Cầu Kè.

d) Phát triển ngành nghề nông thôn: Đến nay toàn tỉnh có 10 làng nghề được công nhận với trên 4.257 hộ tham gia, với giá trị sản xuất bình quân trên 22 tỷ đồng/tháng, giải quyết việc làm cho trên 9.550 lao động tại địa phương; báo cáo kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2014 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết hợp đào tạo 13 lớp dạy nghề cho 325 lao đông nông thôn.

đ) Cung cấp nước sạch và VSMTNT: tiếp tục thực hiện 08 dự án đầu tư phát triển, trong đó hoàn thành 03 dự án, tiếp tục thực hiện 02 dự án, khối lượng thực hiện đạt 80%; lập thủ tục đấu thầu 01 dự án, giải phòng mặt bằng 02 dự án. Trong tháng lắp đặt cho 674 hộ sử dụng nước máy do ngành cung cấp, nâng tổng số từ đầu chương trình đến nay lắp đặt cho 59.029 hộ sử dụng nước máy. Giải ngân vốn đầu tư phát triển 19,734 tỷ đồng.

6. Công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành:

a) Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản:

Kiểm tra điều kiện đảm bảo ATVSTP 17 tàu cá; cấp 27 giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; thu 79 mẫu nông, thủy sản gửi phân tích, kiểm nghiệm chất lượng. Nâng tổng số đến nay kiểm tra điều kiện đảm bảo ATVSTP 68 cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản và 149 tàu cá; cấp 272 giấy chứng nhận (72 giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, 57 cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản, 143 giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 02 mãnh vỏ); thu 546 mẫu nông, thủy sản gửi phân tích, kiểm nghiệm chất lượng (110 mẫu nông sản, 436 mẫu thủy sản).

b) Quản lý tàu cá, cảng cá:

+ Kiểm tra an toàn kỹ thuật 67 tàu cá, cấp văn bản đóng mới, cải hoán 06 tàu, đăng ký 10 tàu, xóa bộ 03 tàu, cấp 19 sổ danh bạ (60 thuyền viên), cấp 64 giấy phép khai thác thủy sản, 10 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác. Nâng tổng số đến nay kiểm tra an toàn kỹ thuật 461 tàu cá (24 tàu ngoài tỉnh), cấp văn bản đóng mới, cải hoán 60 tàu, đăng ký 87 tàu, xóa bộ 12 tàu, cấp 155 sổ danh bạ (627 thuyền viên), cấp 433 giấy phép khai thác thủy sản, 101 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.

+ Tổ chức thu phí 2.511 lượt tàu, xe ra vào cảng, bốc dỡ 2.000 tấn hàng hoá và cho thuê mặt bằng với số tiền 95 triệu đồng. Nâng tổng số đến nay thu phí 12.101 lượt tàu, xe ra vào cảng, bốc dỡ 13.930 tấn hàng hoá và cho thuê mặt bằng với số tiền 614 triệu đồng.

c) Tuyên truyền phổ biến pháp luật và thanh tra kiểm tra:

- Tuyên truyền pháp luật: Tổ chức 88 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 2.698 lượt người. Nâng tổng số từ đầu năm đến nay tổ chức 372 cuộc tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, các quy định về sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản, an toàn thực phẩm và chăn nuôi thú y cho 11.337 lượt người.

- Kiểm tra xử lý vi phạm: Trong tháng tổ chức 07 đợt thanh tra, kiểm tra 56 lượt tàu cá, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, phương tiện vận chuyển giống thủy sản, thu 27 mẫu sản phẩm kiểm tra chất lượng; quyết định xử phạt 12 trường hợp. Nâng tổng số đến nay tổ chức 73 đợt thanh tra, kiểm tra 558 lượt tàu cá, 24 lượt phương tiện vận chuyển giống thủy sản, 490 lượt cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi thủy sản, đồng thời thu 220 mẫu sản phẩm kiểm tra chất lượng (67 mẫu phân bón; 48 thuốc thú y, BVTV; 100 mẫu thức ăn chăn nuôi; 03 mẫu giống cây trồng, 02 mẫu tôm nguyên liệu) và quyết định xử phạt 140 trường hợp vi phạm.

          7. Các công tác khác:

- Triển khai bảo hiểm nông nghiệp: Đến nay đã ký 113 hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, diện tích 58,92 ha (59 hợp đồng cá tra, diện tích 19,7 ha; 44 hợp đồng tôm thẻ chân trắng, diện tích 32,88 ha; 10 hợp đồng tôm sú, diện tích 6,34 ha); tổng phí bảo hiểm 10,172 tỷ đồng (cá tra 8,9 tỷ đồng, tôm thẻ chân trắng 1,1 tỷ đồng, tôm sú 162 triệu đồng). Phát sinh 102 ao bị thiệt hại, diện tích 37,3 ha (cá tra 45 ao, diện tích 14,28 ha; tôm thẻ 47 ao, diện tích 18,53 ha; tôm sú 10 ao, diện tích 4,45 ha). Đến nay Công ty bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã cơ bản giải quyết dứt điểm bồi thường (còn tồn đọng duy nhất 01 trường hợp bảo hiểm cá tra của huyện Tiểu cần, đang phối hợp giải quyết).

- Kiểm tra việc hỗ trợ thiệt hại đối với tôm sú và hỗ trợ phân bón cho dừa đang cho trái theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 666/QĐ-UBND.

- Tổ chức kiểm tra việc thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 417/QĐ-BNN-CB ngày 01/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Triển khai thực hiện Công điện số 04/CĐ-BNN, 05/CĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm và tai xanh trên heo; chỉ đạo đẩy nhanh công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi nhất là vaccine cúm gia cầm, LMLM và tai xanh trên heo.

- Tổ chức rà soát, tổng hợp điều chỉnh quy hoạch toàn ngành, quy hoạch ngành nghề nông thôn và quy hoạch chăn nuôi, giết mổ tập trung.

          - Triển khai, tổng hợp điều tra cơ cấu giống và giá thành lúa vụ Đông Xuân, Hè Thu năm 2013 trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013.

- Tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 và Thông tư số 205 của Bộ Tài chính về thực hiện chính sách hỗ trợ, bảo vệ đất trồng lúa.

- Tham mưu xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Trà Vinh.

- Tổ chức lây ý kiến đóng góp của các Sở, ngành tỉnh và địa phương về quy hoạch phát triển thủy sản và vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

          - Xây dựng Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững.

- Xây dựng dự thảo Quyết định của UBND tỉnh về việc quy định lịch xuống giống lúa, cơ cấu mùa vụ nuôi một số đối tượng thủy sản trên địa bàn tỉnh; đề án phát triển thủy sản đến năm 2020; Qui định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất giống thủy sản;

- Xây dựng dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn và phê chuẩn mức chi trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đất trồng lúa của Chính phủ theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đạt được:

- Trên 60% nông dân sử dụng giống lúa thuộc nhóm giống chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo tỉnh nhà.

- Công tác chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng sản phẩm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất lúa chất lượng cao và mô hình cánh đồng mẫu lớn ngày càng sâu rộng chất lượng lúa gạo được cải thiện.

- Chủ động trong công tác dự tính, dự báo và phòng chống nên các loại dịch bệnh nguy hiểm không bộc phát.

- Hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn chỉnh, góp phần nâng năng lực cấp nước chủ động cho trên 90% diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao.

Các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới với các chuyên đề tuyên truyền, các phong trào vận động cụ thể cho đoàn viên, hội viên của mình đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

 - Công tác quản lý nhà nước được tăng cường nên các hoạt động sản xuất – kinh doanh vật tư đầu vào sản xuất từng bước đi vào nề nếp; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ngày càng chặt chẽ tạo nhiều thuận lợi trong triển khai nhiệm vụ ngành.

2. Những mặt tồn tại, hạn chế:

- Việc tổ chức sản xuất từng lúc, từng nơi còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch, thiếu bền vững, chất lượng sản phẩm không đồng đều nên hiệu quả mang lại không cao, thậm chí có nơi bị thiệt hại ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của người dân.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chưa nhiều nên chưa có tác động tích cực, kích thích được người dân, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo mục tiêu đề ra.

- Một số nơi hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chưa được đảm bảo nhưng chậm được đầu tư xây dựng, nhất là ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức công nghiệp, vùng đất giồng cát có thế mạnh phát triển diện tích cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

            - Công tác xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chủ yếu chưa nhiều và thiếu kịp thời nên chưa có sự kích thích đáng kể đối với nông dân.

- Việc phối hợp giữa các Sở, ngành tỉnh và địa phương trong xây dựng nông thôn mới thiếu chặt chẽ, lồng ghép các nguồn lực còn rời rạc, thiếu tập trung cho địa bàn các xã điểm. Công tác thi đua xây dựng nông thôn mới ở cấp cơ sở chưa rõ nét, còn mang tính hình thức, chưa gắn kết với phong trào thi đua yêu nước; thiếu nêu gương điển hình và khen thưởng kịp thời.

          - Việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất vẫn chưa có chuyển biến tích cực, nhất là loại hình kinh tế tập thể (tổ hợp tác, HTX) là nền tảng để phát triển mối liên kết “4 nhà”, đầu mối giải quyết đầu vào, đầu ra vật tư, sản phẩm để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hoạt động còn mờ nhạt, chưa phát huy tác dụng.

- Công tác điều tra, hoàn chỉnh các thủ tục và chi trả hỗ trợ chính sách phân bón cho người trồng dừa còn chậm.

- Công tác sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, manh múng, công tác quản lý giống cây, con chưa thật sự chặt chẽ.

Phần 2

NHIỆM VỤ 3 THÁNG CUỐI NĂM 2013

Trên cơ sở kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm và dự báo tình hình thực tế sản xuất ở địa phương. Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong thời gian còn lại của năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Công tác chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh:

a) Trồng trọt:

- Cây lúa: Tập trung chỉ đạo thu hoạch dứt điểm diện tích lúa Hè Thu, hướng dẫn nông dân chăm sóc tốt diện tích lúa Thu đông - mùa đã xuống giống và nhất là chỉ đạo xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 theo lịch thời vụ không kéo dài, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại; khuyến cáo nông dân sử dụng nhóm giống có chất lượng cao, hạn chế nhóm giống có phẩm chất thấp đặc biệt là giống IR 50404; tiếp tục chỉ đạo triển khai, nhân rộng vùng lúa chất lượng cao và mô hình cánh đồng mẫu lớn để nâng cao năng suất, chất lượng.

- Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Tiếp tục trồng màu theo kế hoạch năm 2013, tập trung theo dõi, chăm sóc diện tích mía đường của tỉnh, đồng thời triển khai kế hoạch trồng màu vụ Đông Xuân năm 2014, chú ý mở rộng diện tích cây màu dưới chân ruộng và luân canh trên đất lúa, đặc biệt là sản xuất rau an toàn, tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình cánh đồng mẫu trên dưa hấu, đậu phộng. Hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trị các loại sâu bệnh gây hại, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV và đảm bảo cách ly an toàn.

- Cây lâu năm: Tiếp tục triển khai, hướng dẫn nông dân biện pháp phòng, trị sâu đục trái trên cây có múi, bệnh chổi rồng trên cây; chủ động, có kế hoạch hướng dẫn nông dân phòng trị bọ vòi voi hại dừa, tiếp tục nhân nuôi ong ký sinh phòng trị bọ cánh cứng, đồng thời hướng dẫn nông dân phòng, trị bệnh trên các loại cây ăn trái khác; vận động nông dân cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế.

b) Chăn nuôi: Tổng kết, đánh giá và có kế hoạch nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đêm lót sinh học, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh đặc biệt trong thời điểm giao mùa, tăng cường quản lý đàn nhất là tăng đàn phục vụ Tết Nguyên đán; tăng cường chỉ đạo các chốt, trạm kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật xuất nhập tỉnh, đặc biệt trong thời điểm cuối năm.

c) Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện việc tỉa thưa tận thu làm giàu từ rừng theo kế hoạch; tổ chức nghiệm thu các công trình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng cây phân tán năm 2013; xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng năm 2014; tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng. Chuẩn bị kế hoạch kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

d) Thủy sản: Kết hợp các địa phương theo dõi tình hình thu hoạch các loại thủy sản thả nuôi, nhất là tôm sú, cá tra; hướng dẫn nông dân chăm sóc diện tích thả nuôi còn lại của năm 2013; tổ chức Hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn năm 2013 và triển khai kế hoạch 2014; phối hợp UBND các huyện, thành phố xây dựng khung lịch thời vụ thả nuôi thủy sản năm 2014.

2. Chương trình MTQG nông thôn mới: Đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh và các huyện được phê duyệt; 100% số xã có đề án và quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt; 100% số xã triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới; triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 18 xã điểm đến cuối năm mỗi xã đạt thêm 3 tiêu chí trở lên, trong đó xã Long Đức và xã Phú Cần đạt 19/19 tiêu chí; các xã còn lại mỗi xã đạt thêm ít nhất 01 tiêu chí trở lên, tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoàn thiện đầy đủ và giữ vững tiêu chí nông thôn mới xã Mỹ Long Nam.

          3. Công tác chuyên môn khác:

          - Hoàn chỉnh, trình phê duyệt rà soát bổ sung 03 Quy hoạch: Chuyển đồi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc gia cầm tập trung và Quy hoạch ngành nghề nông thôn.

          - Hoàn chỉnh, trình phê duyệt 02 Quy hoạch: Quy hoạch phát triển thủy sản, Quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

          - Hoàn chỉnh Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững.

          - Hoàn chỉnh các thủ tục trình UBND tỉnh thông qua HĐND các chính sách: giống thủy sản, đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, chính sách khuyến khích phát triển trang trại.

          - Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản theo hướng an toàn, đặc biệt là sản xuất theo hướng GAP. Trong sản xuất lúa khuyến cáo nông dân sử dụng giống mới, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn giống, đặc biệt là trong vụ Đông Xuân 2014; tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn, tư vấn trực tiếp cho các hộ dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong vụ nuôi năm 2014.

          - Thường xuyên kiểm tra, khắc phục và gia cố các tuyến đê, kè phòng chống triều cường, bảo vệ sản xuất và dân sinh; giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, giải ngân hết các nguồn vốn được phân bổ; thường xuyên kiểm tra mực nước trong nội đồng, vận hành cống ngăn triều cường; kiểm soát mặn đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất, nhất là sản xuất lúa vụ Đông Xuân.

Phối hợp Ban Chỉ huy BĐBP tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cho nông ngư dân; hướng dẫn nông - ngư dân ở vùng ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ bị sạt lỡ chủ động di dời khi có sự cố; tuyên truyền cho ngư dân trang bị các thiết bị an toàn cho thuyền viên và tàu cá trước khi khơi.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THÁNG 10/2013

1. Công tác chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh:

- Cây lúa: Chỉ đạo thu hoạch dứt điểm diện tích lúa Hè Thu; tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống lúa Thu đông – mùa theo lịch thời vụ, đồng thời hướng dẫn nông dân chăm sóc tốt diện tích đã xuống giống; tiếp tục chỉ đạo triển khai, nhân rộng vùng lúa chất lượng cao và mô hình cánh đồng mẫu lớn để nâng cao năng suất, chất lượng.

- Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Tiếp tục trồng màu theo kế hoạch năm 2013, chăm sóc diện tích mía đường của tỉnh. Hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trị các loại sâu bệnh gây hại, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV và đảm bảo cách ly an toàn.

- Chăn nuôi: Tiếp tục tiêm phòng các loại vaccine cúm gia cầm, LMLM, tai xanh trên heo và các loại vaccine thường xuyên khác nhằm bảo hộ cho đàn vật nuôi nhất là trong thời điểm giao mùa; theo dõi, đánh giá và có kế hoạch nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đêm lót sinh học; tăng cường công tác quản lý đàn thông qua hình thức cấp sổ chăn nuôi; chỉ đạo các chốt, trạm kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật xuất nhập tỉnh.

- Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện việc tỉa thưa tận thu làm giàu từ rừng theo kế hoạch; tổ chức nghiệm thu các công trình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng cây phân tán năm 2013; chuẩn bị kế hoạch kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thủy sản: Kết hợp các địa phương theo dõi tình hình thu hoạch các loại thủy sản thả nuôi, nhất là tôm sú, cá tra, cá lóc; hướng dẫn nông dân chăm sóc diện tích thả nuôi còn lại của năm 2013; phối hợp UBND các huyện, thành phố xây dựng khung lịch thời vụ thả nuôi thủy sản năm 2014; tiếp tục tổ chức các cuộc tuyên truyền về Luật thủy sản và khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn ngư dân trang bị đầy đủ các phương tiện cho tàu khai thác trước khi ra khơi đặc biệt là trong điều kiện mưa bão.

 

2. Công tác chuyên môn khác:

          - Hoàn chỉnh trình phê duyệt rà soát bổ sung 03 Quy hoạch: Chuyển đồi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc gia cầm tập trung và Quy hoạch ngành nghề nông thôn.

          - Kết hợp đơn vị tư vấn hoàn chỉnh và thông qua Họi đồng thẩm định 02 Quy hoạch: Quy hoạch phát triển thủy sản, Quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

          - Hoàn chỉnh Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững.

          - Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản theo hướng an toàn, đặc biệt là sản xuất theo hướng GAP. Tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn, tư vấn trực tiếp cho các hộ dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản.

          - Thường xuyên kiểm tra, khắc phục và gia cố các tuyến đê, kè phòng chống triều cường, bão nhằm bảo vệ sản xuất và dân sinh; giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, phấn đấu giải ngân khối lượng hoàn thành theo kế hoạch; thường xuyên kiểm tra mực nước trong nội đồng, vận hành cống ngăn triều cường phục vụ tốt cho sản xuất.

Phối hợp Ban Chỉ huy BĐBP tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cho nông ngư dân; hướng dẫn nông - ngư dân ở vùng ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ bị sạt lỡ chủ động di dời khi có sự cố.

          Trên đây là kết quả thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2013 của ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nắm, theo dõi, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:                                                                                                                  KT. GIÁM ĐỐC

                                                                                                                               PHÓ GIÁM ĐỐC

- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;                                                                                                   (Đã ký)

- Bộ NN-PTNT;

- Sở KH-ĐT, Cục Thống kê;

- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;                                                                         

- Phòng NN và PTNT các huyện, TP;                                                                           Lê Tuyết Hồng

- Lưu: VT, KHTC.                                                                                                                                                                                                                                                

Tải bảng phụ luc: Tại đây

Tin khác
1 2 3 
Tin mới