Quy định mới về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Ngày 18 tháng 12 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số147/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 02 năm 2021 và thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 

Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ; thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiên theo quy định.

Nghị định quy định phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm: Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định của Nghị định; đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định của Nghị định; ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Nghị định; thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm có Hội đồng quản lý; Ban Kiểm soát; Ban điều hành gồm Giám đốc Quỹ, các Phó Giám đốc Quỹ, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập mới khi có vốn điều lệ thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn 300 tỷ đồng; có đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với quy định.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương lựa chọn các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng (hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP và hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC) hoặc thực hiện dự án đầu tư; các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được đầu tư trong trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương; góp vốn cùng công ty con để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương khi cho vay phải đảm bảo điều kiện chủ đầu tư thuộc đối tượng cho vay theo quy định; dự án vay vốn được Quỹ đầu tư phát triển địa phương thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, chủ đầu tư có khả năng trả được nợ vay; dự án vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật đầu tư; chủ đầu tư mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm.

Thời hạn cho vay phụ thuộc vào từng dự án trên cơ sở kết quả thẩm định, khả năng thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 năm. Trường hợp cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa, Quỹ đầu tư phát triển địa phương thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư; cho vay và thu hồi nợ; cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, từ các ngân hàng chính sách, từ các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn, hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương. Việc nhận ủy thác của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hợp đồng nhận ủy thác ký kết giữa Quỹ với tổ chức, cá nhân ủy thác. Hoạt động ủy thác phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ của Quỹ.

Đính kèm: Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020

Diền

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 1 502
  • Tất cả: 2896898