Làng nghề

1. Làng nghề Bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa 

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện cầu Ngang được công nhận theo Quyết định số 2085/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Trà  Vinh. 

Bánh tét Trà Cuôn đã trở nên nổi tiếng từ những năm 1970. Nhân dân có truyền thống lâu đời với nghề gói bành tét nhiều chủng loại phong phú và đa dạng như: Bánh tét nhân thịt hột vịt muối, bánh tét chuối, bánh ích…Với gần 30 năm hình thành và phát triển nghề gói bánh tét ở Trà Cuôn đã trở thành một làng nghề được nhiều khách hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh thành trong khu vực biết đến.

 

2. Làng nghề Khai thác, sơ chế, chế biến Thủy Hải Sản thị trấn Mỹ Long

Làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy hải sản thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang được công nhận theo Quyết định số 2081/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Trà Vinh.

Làng nghề  hình thành và phát  triển từ  những năm  1922, khoảng 300 hộ gia đình tham gia với 130 tàu đánh bắt gần bờ và đánh bắt xa bờ, 700 khẩu đáy kết hợp với nguồn thủy hải sản nuôi trồng  tại  địa phương và vùng lân cận  là nguồn nguyên liệu  ổn  định cho làng nghề. Sản phẩm chủ yếu là cá khô và tôm khô.

 

3. Làng nghề Cốm dẹp Ba So, xã Nhị Trường

Cốm dẹp là phẩm vật chính dâng cúng tạ ơn thần mặt trăng theo phong tục của đồng bào Khmer trong lễ hội Ok Om Bok, được tổ chức định kỳ vào Rằm tháng 10 hàng năm.

Với hương vị rất riêng, theo dòng thời gian, món ăn này đã trở thành đặc sản và hình thành nên một làng nghề truyền thống của tỉnh Trà Vinh, được người dân ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài biết đến.

Cốm dẹp  làm  bằng nguyên  liệu  nếp  đầu  mùa vừa  chín  tới  nhưng  vẫn  còn  hơi  “non  hái”,  để  giữ  lại  chút  sữa ở  đầu  hạt  nếp.  Nếp  sau  khi  thu  hoạch  được  phơi  dưới  nắng  nhẹ  buổi  sáng  cho  vừa  se  se khô,  sau  đó được các  cô  gái  Khmer cho  vào  nồi đất rang  trên  ánh  lửa  rơm  cho  đến khi cháy xém vỏ trấu, bốc lên mùi thơm nhè nhẹ. Chiếc cối cốm dẹp nho nhỏ, xinh xắn chứa chừng hơn lít  nếp rang  được trai  thanh,  gái lịch  trong  phum sóc  mang giã thành cốm, nhờ ánh lửa  ngọn đèn gió dâng lên  vị thần  Mặt trăng,  thần  Đất, thần  Nước như thể  hiện  lòng  biết  ơn  của  người  nông  dân  về  một  mùa  vụ  bội  thu.

Ngày  nay,  cốm  dẹp  không  chỉ  là  phẩm  vật  dâng  cúng  thần  linh  của  người Khmer,  cốm  dẹp  dần  dần  được  nhiều  người  ưa  chuộng  và  sử  dụng  một cách  phổ  biến. Cốm dẹp mua về,  được các  bà nội trợ  sàng  sẩy  lại  cho  thật  sạch,  rồi  rưới  thật  nhẹ một lớp  nước  dừa  cho  cốm  mềm lại,  sau  đó  trộn  đường  và  dừa  nạo  (ngon  nhất  là  dừa  rám). Cốm  dẹp  trộn  dừa  tuy  là  một  món  ăn  đơn  giản,  dễ  chế  biến  nhưng  ngon  và  hấp  dẫn.

Cốm  dẹp  được  xếp  vào  hàng  đặc  sản  của  vùng  đất  Trà  Vinh,  có  mặt quanh  năm ngoài chợ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu  dùng cũng như nhu cầu làm  quà biếu tặng lẫn  nhau.

Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 2 220
  • Tất cả: 3755476
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner