02/2024 Tên nhiệm vụ “Thực trạng mắc một số bệnh mãn tính không lây của người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh và biện pháp can thiệp”
Lượt xem: 237

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Trà Vinh.

Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS.BS.Nguyễn Thanh Bình                     

Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung: Xác định thực trạng mắc một số bệnh mãn tính không lây của người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Trà vinh và biện pháp can thiệp.

Mục tiêu cụ thể:

Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

Xác định một số yếu tố liên quan đến một số bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

+ Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp được thử nghiệm nhằm tăng cường quản lý các bệnh mãn tính không lây.

Đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh mãn tính không lây khả thi và hiệu quả.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Nội dung 1Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

     - Nội dung 2: Xác định được một số yếu tố liên qua đến một số bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

     - Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp được thử nghiệm nhằm tăng cường quản lý các bệnh mãn tính không lây.

- Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh mãn tính không lây khả thi và hiệu quả.

Lĩnh vực nghiên cứuY dược.

Phương pháp nghiên cứu: 

Nội dung 1: Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên

Công việc 1: Liên hệ cơ quan quản lý địa phương để thu thập thông tin, chọn địa điểm khảo sát tại TYT xã phườngliên hệ cộng tác viên y tế địa phương hẹn ĐTNC ngày đến thu thập dữ kiện (nhóm nghiên cứu đi tiền trạm 2 cụm nghiên cứu mỗi ngày). 

Lập danh sách số lượng dân và số lượng dân cộng dồn tại các xã phường phân theo 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Trà Vinh. Dùng phương pháp chọn mẫu PPS chọn ra 30 cụm nghiên cứu (mỗi cụm được tính bằng đơn vị xã, phường, thị trấn). Đối với người dân: điều tra viên sẽ phỏng vấn mặt đối mặt ĐTNC tình nguyện bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Đối với ĐTNC là nhân viên y tế thì dùng hình thức phát bộ câu hỏi tự điền.

Công việc 2: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 1465 ĐTNC về đặc điểm dân số xã hội, hành vi lối sống và đo chỉ số nhân trắc cơ thể, các yếu tố môi trường lối sống, hành vi ăn uống, kiến thức - thực hành phòng BMTKL người Khmer từ 60 tuổi trở lên qua bộ câu hỏi phỏng vấn và khả năng điều trị quản lý BMTKL của y tế tuyến cơ sở, cụ thể:

- Điều tra phỏng vấn 1255 người Khmer từ 60 tuổi trở lên về đặc điểm dân số xã hội, hành vi lối sống và đo chỉ số nhân trắc cơ thể à Tiếp nhận đối tượng nghiên cứu tại bàn hướng dẫn à Cân đo các chỉ số nhân trắc cơ thể: chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng hông. Nguồn lực: 01 người tiếp nhận là hướng dẫn, 02 người cân đo và phỏng vấn ĐTNC (Trong đó có 01 cộng tác viên y tế địa phương biết nói tiếng Khmer).

- Đối với đối tượng nhân viên y tế: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 210 người, cụ thể mỗi TYT xã phưởng phỏng vấn 1 trưởng trạm và 7 nhân viên y tế.

Công việc 3: Khám sàng lọc, chẩn đoán tăng huyết áp của ĐTNC.

Đối tượng: 1255 người Khmer từ 60 tuổi trở lên

 - Tiến hành đo huyết áp từng cá nhân.

- Khám sàng lọc triệu chứng bệnh (đau đầu, nhìn mờ, khó thở, mệt mỏi buồn ngủ, buồn nôn, chảy máu cam,…) và chuẩn đoán xác định bệnh THA.

- 01 người đo huyết áp và 01 BS khám bệnh. Chẩn đoán xác định THA.

Công việc 4: Khám sàng lọc, chẩn đoán đái tháo đường của ĐTNC

Đối tượng: 1255 người Khmer từ 60 tuổi trở lên

- Khám triệu chứng ĐTĐ (khát nhiều, đái nhiều, sụt cân, mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, thị lực yếu, vết thương lâu lành, loét bàn chân,…), tiền sử, bệnh sử ĐTĐ.

Tiến hành lấy máu mao mạch thử đường huyết mao mạch định lượng đường huyết.

- Trường hợp những người có chỉ số đường huyết mao mạch lúc đói cao (≥126mg/dL), sẽ lấy máu xét nghiệm glucose huyết tương tại Trạm Y tế, sau đó bảo quản mẫu và vận chuyển, gởi mẫu máu xét nghiệm (30 cụm nghiên cứu/50 ngày).

- 01 BS khám bệnh và 02 người thử đường huyết nhanh và lấy máu máu mao mạch gởi xét nghiệm. Chẩn đoán xác định ĐTĐ.

Quy trình lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ y tế [26].

Công việc 5: Khám sàng lọc, chẩn đoán bệnh thận mãn của ĐTNC

  Đối tượng: 1255 người Khmer từ 60 tuổi trở lên

- Khám triệu chứng BTM (như phù toàn thân, tiểu máu,…), tiền sử, bệnh sử BTM.

 - Tiến hành lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm creatinine huyết thanh.

- Trường hợp những ĐTNC có giảm mức lọc cầu thận (Có chỉ số GFR < 60ml/ph/1,73 m2), sẽ lấy máu xét nghiệm mức lọc cầu thận sau 3 tháng).

- 01 BS khám bệnh và 02 người lấy máu gởi xét nghiệm. Chẩn đoán xác định BTM.

Công việc 6: Khám sàng lọc, chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của ĐTNC

Đối tượng: 1255 người Khmer từ 60 tuổi trở lên

- Khám triệu chứng COPD (ho, khạc đờm kéo dài, khó thở, rale phổi, biểu hiện suy hô hấp mạn tính,…) , tiền sử, bệnh sử COPD.

- Tất cả ĐTNC sẽ được đo hô hấp kí thăm dò chức năng thông kí hô hấp. Chẩn đoán xác định COPD.

- 01 BS khám bệnh và 01 kỹ thuật viên đo hô hấp kí. Chẩn đoán xác định COPD.

Mỗi cụm sẽ được tiến hành lấy mẫu từ 1 – 2 ngày, bình quân khoảng 25 người/ngày (mỗi nghiên cứu viên tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm bình quân 2-3 người/ngày). Đối với những đối tượng lấy mẫu vắng mặt lúc lấy mẫu sẽ hẹn gặp lấy mẫu vào lần sau (Cộng tác viên y tế liên hệ hẹn ĐTNC).

Công việc 7: Xác định tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp, ĐTĐ, bệnh thận mãn và COPD của người Khmer từ 60 tuổi trở lên tỉnh Trà Vinh.

Dữ liệu được nhập bằng phần mền Epidata 3.01 và phân tích bằng phần mềm Stata phiên bản 14.0. Thống kê mô tả: Các đặc điểm dân số học, chỉ số nhân trắc cơ thể, đặc điểm môi trường lối sống, kiến thức thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp; bệnh ĐTĐ, điểm FINDRICS; bệnh thận mãn; bệnh COPD và sự phân bố của từng bệnh được trình bày dưới dạng bảng tần số và tỷ lệ phần trăm với biến định tính, trình bày theo số trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị với biến định lượng;

Công việc 8: Viết báo cáo 1: Thực trạng mắc một số bệnh mãn tính không lây của người Khmer từ 60 tuổi trở lên tỉnh Trà Vinh.

Báo cáo được trình bày dưới dạng báo cáo khoa học với các nội dung thực trạng các bệnh mãn tính không lây ở người Khmer từ 60 tuổi trở lên. Nội dung của quyển chuyên đề bao gồm: phần mở đầu giới thiệu về bệnh mãn tính không lây, nêu thực trạng bệnh mãn tính không lây trên thế giới và Việt Nam; phần nội dung là kết quả điều tra tình hình BMTKL ở người Khmer 60 tuổi trở lên được thể hiện với bảng và biểu đồ, phân tích và bàn luận kết quả; phần cuối cùng là kết luận.

Nội dung 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến một số bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

Công việc 9: Viết báo cáo 2: Các yếu tố liên quan đến tình trạng mắc một số bệnh mãn tính không lây ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

Từ các kết quả điều tra, khảo sát nhóm nghiên cứu sàng lọc thông tin, phân tích số liệu các yếu tố liên quan đến một số BMTKL: Các đặc điểm dân số xã hội; Các yếu tố môi trường lối sống; hành vi ăn uống; kiến thức – thực hành phòng BMTKL người Khmer từ 60 tuổi trở lên; Khả năng điều trị quản lý BMTKL của y tế tuyến cơ sở. Tổng hợp các dữ liệu để thực hiện viết báo cáo số 2.

Báo cáo được trình bày dưới dạng báo cáo khoa học với các nội dung thực trạng các bệnh mãn tính không lây của 1255 ở người Khmer từ 60 tuổi trở lên, là kết quả điều tra các yếu tố liên quan đến BMTKL ở người Khmer 60 tuổi trở lên (các đặc điểm về dân số học, kiến thức- thái độ - thực hành phòng BMTKL và thực trạng quản lý BMTKL tại TYT xã phưởng) được thể hiện với bảng và biểu đồ, phân tích, bàn luận kết quả và kết luận.

Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp được thử nghiệm nhằm tăng cường quản lý các bệnh mãn tính không lây.

Công việc 10: Liên hệ cơ quan quản lý địa phương để thực hiện thử nghiệm tại 3 xã can thiệp và 3 xã đối chứng.

Liên hệ cơ quan thực hiện truyền thông bằng loa phát thanh xã.

Liên hệ Chùa lớn nơi tập trung đông người Khmer để truyền thông chuyên đề BMTKL và tư vấn giáo dục sức khỏe, tổ chức thực hiện nói chuyện giáo dục sức khỏe tại Chùa với sự tham gia của Sư Cả tại 3 chùa tại xã can thiệp.

Công việc 11: Biên soạn và thiết kế tài liệu truyền thông: tờ rơi, tài liệu truyền thông – giáo dục sức khỏe, pano.

Các tài liệu truyền thông được biên soạn, thiết kế bao gồm:

- 12 pano truyền thông phòng bệnh BMTKL bằng tiếng Việt và tiếng Khmer (01 pano đặt tại ủy ban xã, 01 đặt tại TYT, 01 đặt tại chợ, 01 đặt tại chùa lớn của 3 xã can thiệp);

- 20.000 tờ rơi truyền thông BMTKL (tờ rơi được phát cho người dân sau khi phỏng vấn và khám sàng lọc cho người dân; tờ rơi được phát khi TT-GDSK tại Chùa; tờ rơi được đặt tại TYT khi người dân có nhu cầu thì lấy sử dụng);

- Bài đọc giáo dục truyền thông, giáo dục sức khỏe phát loa phát thanh;

- Bài truyền thông GDSK tại Chùa bằng tiếng Việt và tiếng Khmer.

Công việc 12: Truyền thông tại 3 xã can thiệp bằng đài phát thanh xã vào lúc 5g sáng ngày thứ 2 hàng tuần trong 01 năm, tổng cộng 52 tuần.

Bài truyền thông sẽ được nhóm nghiên cứu biên soạn bằng tiếng Việt, nhờ chuyên gia biên dịch qua tiếng Khmer, thực hiện ghi âm và phát thanh bằng cả 2 ngôn ngữ.

Công việc 13: Tổ chức thực hiện nói chuyện giáo dục sức khỏe tại Chùa với sự tham gia của Sư Cả tại 3 chùa tại xã can thiệp vào ngày 15 và 30 hàng tháng.

Nhóm nghiên cứu tổ chức 72 buổi nói chuyện và mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề và tư vấn sức khỏe BMTKL (có người phiên dịch tiếng Khmer). Đối tượng chính là người Khmer 60 tuổi trở lên và tất cả mọi người. Mục đích là để nâng cao sự hiểu biết cho cả cộng đồng, bên cạnh đó khuyến khích cộng đồng hỗ trợ người Khmer lớn tuổi khó tiếp cận phòng chống bệnh. Tổng thời gian truyền thông và tư vấn sức khỏe từ 1 – 2 giờ đồng hồ.

Tổ chức tập huấn: cho cán bộ y tế tuyến xã và cộng tác viên y tế về kiến thức điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm tại TYT xã can thiệp 6 tháng 1 lần tại 3 xã can thiệp.

Thời gian: 6 tháng tập huấn 1 lần; 2 lần/ năm. Tổng cộng 6 buổi tập huấn trên 3 xã can thiệp.

Quy mô: mỗi xã dự kiến có 10 NVYT được tập huấn

Địa điểm: Tại 3 TYT xã can thiệp (huyện Càng Long)

Nội dung: Quản lý các bệnh mãn tính không lây (THA, ĐTĐ, bệnh thận mãn và COPD).

Công việc 14: Điều tra sau can thiệp tại 3 xã can thiệp và 3 xã đối chứng về các đặc điểm dân số xã hội, các yếu tố môi trường lối sống, hành vi ăn uống, kiến thức - thực hành phòng BMTKL.

Điều tra sau 12 tháng can thiệp tại 3 xã can thiệp và 3 xã đối chứng về các đặc điểm dân số xã hội, các yếu tố môi trường lối sống, hành vi ăn uống, kiến thức - thực hành phòng BMTKL của 648 người (trong đó 588 người Khmer từ 60 tuổi trở lên và 60 NVYT) về các đặc điểm dân số xã hội, các yếu tố môi trường lối sống, hành vi ăn uống, kiến thức - thực hành phòng BMTKL người Khmer từ 60 tuổi trở lên qua bộ câu hỏi phỏng vấn. Người Khmer từ 60 tuổi trở lên tình nguyện tham gia nghiên cứu tại 3 xã can thiệp và 3 xã chứng sẽ được phỏng vấn trực tiếp. Cỡ mẫu là 294 người cho nhóm được can thiệp và 294 người cho nhóm đối chứng.

Đối với cán bộ y tế địa phương: sẽ được phát bộ câu hỏi tự điền về khả năng điều trị quản lý BMTKL của y tế tuyến cơ sở, gồm 10 cán bộ y tế tại các xã can thiệp và xã đối chứng, tổng cộng 60 cán bộ y tế.

Công việc 15: Viết báo cáo 3: Hiệu quả một số biện pháp can thiệp được thử nghiệm nhằm tăng cường quản lý các bệnh mãn tính không lây.

Sau quá trình thực hiện can thiệp, nhóm nghiên cứu khảo sát, thu thập thông tin tổng hợp, phân tích dữ liệu để thực hiện viết Báo cáo số 3. Báo cáo được trình bày dưới dạng báo cáo khoa học với các nội dung là kết quả của hoạt động can thiệp quản lý các bệnh mãn tính không lây ở người Khmer 60 tuổi trở lên nhằm mục đích tìm ra biện pháp quản lý hiệu quản các BMTKL ở người Khmer từ 60 tuổi trở lên.

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh mãn tính không lây khả thi và hiệu quả.

Công việc 16: Viết báo cáo 4: Giải pháp kiểm soát bệnh mãn tính không lây cho người Khmer Nam Bộ từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh.

Báo cáo được trình bày dưới dạng báo cáo khoa học với các nội dung dự kiến là giải pháp giúp quản lý các bệnh mãn tính không lây nhằm kiểm soát được bệnh, đặc biệt lên đối tượng người Khmer lớn tuổi, cụ thể:

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: nâng cao kiến thức và hành vi liên quan đến việc phòng chống BMTKL cho người Khmer nói riêng và cộng đồng nói chung.

- Tăng cường kiến thức về điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến xã bằng hình thức tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu.

Cùng với một số kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan ban hành chính sách y tế chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã, cải thiện hiệu quả của các khâu của quá trình quản lý BMTKL: nguồn lực đầu vào, quá trình hoạt động và kết quả đầu ra.

*  Viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan về nội dung nghiên cứu về BMTKL thể hiện đầy đủ các hoạt động và kết quả nghiên cứu mang lại như: xác định được tỷ lệ mắc một số bệnh mãn tính không lây, các yếu tố liên quan đến một số bệnh mãn tính không lây, đánh giá được hiệu quả một số biện pháp can thiệp được thử nghiệm và đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh mãn tính không lây khả thi và hiệu quả cho đối tượng người Khmer từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh.

Tổ chức Hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu của đề tài:

Quy mô: dự kiến 60 người tham gia hội thảo, bao gồm: 01 chủ trì hội thảo, 01 thư kí và các đối tượng khác.

Địa điểm: Tại trường Đại học Trà Vinh.

Nội dung: Thực trạng mắc một số bệnh mãn tính không lây của người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh và biện pháp can thiệp. Các công trình sẽ được công bố để in trong kỷ yếu hội thảo. Sau phần trình bày các báo cáo, hội thảo đã tiến hành thảo luận nhằm đưa ra giải pháp nâng cao quản lý và kiểm soát BMTKL ở người Khmer lớn tuổi. Khách mời dự kiến là Sở Y tế, TT kiểm soát bệnh tật, BVDDK tỉnh, các cán bộ giảng viên sinh viên và những ai quan tâm đến nội dung hội thảo.

Kết quả dự kiến:

Báo cáo tổng hợp, phân tích số liệu điều tra.

- Báo cáo thực trạng mắc một số bệnh mãn tính không lây của người Khmer từ 60 tuổi trở lên tỉnh Trà Vinh.

- Báo cáo các yếu tố liên quan đến một số bệnh một số bệnh mãn tính không lây ở người dân tộc Khmer từ 60 tuổi trở lên.

Báo cáo đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp được thử nghiệm nhằm tăng cường quản lý các bệnh mãn tính không lây.

- Báo cáo đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh mãn tính không lây khả thi và hiệu quả.

Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

 - 02 bài báo được đăng trên tạp chí có chỉ số ISSN.

- 01 thạc sỹ (chuyên ngành Y tế công cộng hoặc Quản lý y tế).

Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 36 tháng từ 27/12/2022 đến 26/12/2025.

Kinh phí được phê duyệt: 988.643.985 đồng.

Tin khác
1 2 3 4 5  ...