04/2024 Tên nhiệm vụ “Phát triển nuôi dòng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chịu mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Trà Vinh”.
Lượt xem: 137

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Cần Thơ.

Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS.Trần Ngọc Hải.                    

Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung: Nghiên cứu phát triển nuôi dòng cá tra chịu mặn tại Trà Vinh nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản vùng nước lợ, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Trà Vinh, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi cá tra của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng quy trình kỹ thuật ương và nuôi cá tra thương phẩm chịu mặn trong điều kiện nước lợ đến 8% với tỷ lệ sống cá bột lên hương đạt 25-30%, hương lên giống đạt 85-90% (ương trên bể xi măng hoặc bể lót bạt) và 25-33% (ương trong ao đất) và năng suất nuôi đạt 300-400 tấn/ha/vụ.

- Xây dựng mô hình ương và nuôi cá tra thương phẩm chịu mặn trong điều kiện nước lợ, quy mô 0,5ha tại tỉnh Trà Vinh có khả năng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế giai đoạn nuôi thương phẩm đạt ít nhất tương đương với cá tra nuôi vùng nước ngọt.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, chất lượng thịt, sức khỏe và kháng bệnh của dòng cá tra nước lợ nuôi thương phẩm ở tỉnh Trà Vinh.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Nội dung 1Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá tra trong điều kiện nước lợ.

 - Nội dung 2: Xây dựng mô hình ương và nuôi cá tra trong điều kiện nước lợ tại tỉnh Trà Vinh.

- Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, chất lượng thịt, sức khỏe và kháng bệnh của dòng cá tra nước lợ nuôi thương phẩm ở tỉnh Trà Vinh.

- Nội dung 4: Tổ chức tập huấn và hội thảo chuyển giao công nghệ cho địa phương.

Lĩnh vực nghiên cứunông nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu: 

- Thực hiện ương giống cá tra từ cá bột đạt đến 90 ngày tuổi, trọng lượng khoảng 20g/con. Đồng thời theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tăng trưởng, môi trường.

- Thực hiện nuôi thử nghiệm cá tra ở vùng sinh thái có độ mặn 5-8%. Đồng thời theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tăng trưởng, môi trường, bệnh hại.

 - Đánh giá hiệu quả kinh tế, chất lượng thịt, sức khỏe và kháng bệnh của dòng cá tra nước lợ thông qua: Lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận; mùa sắc; Cấu trúc cơ thịt cá; Hàm lượng/thành phần acid amin; Hàm lượng/thành phần chất béo; Thành phần hóa học cá nguyên con và thịt cá phi lê; Định lượng hồng cầu và bạch cầu; Phân tích ký sinh trùng và vi khuẩn.

Kết quả dự kiến:

- Mô hình nuôi cá tra thương phẩm chịu mặn có diện tích 0,5 ha: Tỷ lệ sống:≥70%; Thời gian nuôi: 8 tháng; Năng suất nuôi đạt 300-400 tấn/ha/vụ.

- Báo cáo kết quả về nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá tra trong điều kiện nước lợ.

- Báo cáo kết quả về xây dựng mô hình ương và nuôi cá tra trong điều kiện nước lợ tại tỉnh Trà Vinh.

- Quy trình kỹ thuật ương cá tra thương phẩm chịu mặn trong điều kiện nước lợ đến 8%.

- Báo cáo kết quả về hiệu quả kinh tế, chất lượng thịt, sức khỏe và kháng bệnh của dòng cá tra nước lợ nuôi thương phẩm ở tỉnh Trà Vinh.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

- 01-02 bài đạt các tiêu chí của bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước được Hội đồng chức danh nhà nước công nhận và đánh giá điểm từ ≥0,75 điểm.

Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 30 tháng từ 31/01/2024 đến 30/07/2026.

Kinh phí được phê duyệt: 4.022.447.198 đồng.

Trong đó:

- Từ Ngân sách nhà nước: 2.001.487.198 đồng.

- Từ nguồn khác: 2.020.960.000 đồng.

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ...