Mô hình trồng đậu phộng sử dụng phân hữu cơ vi sinh tưới nước tiết kiệm
Lượt xem: 76
anh tin bai

(Áp dụng theo Hướng dẫn số 52/HD-SNN ngày 22/4/2019, có cập nhật, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế)

          * Quy mô: Thực hiện 0,8 ha

          * Địa điểm: Ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang.

  * Yêu cầu kỹ thuật:

  - Đất có sa cấu nhẹ (đất cát), đảm bảo nước tưới trong mùa khô, thoát nước tốt khi trời mưa. Cày xới tơi xốp, làm sạch cỏ dại, lên luống, bón vôi xử lý đất, bón lót phân hữu cơ.

  - Giống: Sử dụng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng giống đậu phộng L14, số lượng 280 kg đậu vỏ/0,7 ha.

  - Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh với lượng 300 kg/ha nhằm giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường vi sinh vật có ích cho đất, cải tạo tính chất vật lý, hóa học đất giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt, đậu phộng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, đảm bảo năng suất. Áp dụng hệ thống tưới phun tự động nhằm giảm công lao động tưới, tiết kiệm nước, áp dụng tưới phân bón, tưới vôi cho cây giảm công chăm sóc.

          * Đánh giá thị trường: Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên trong thời gian tới cần có sự liên kết bao tiêu đầu ra để giá được ổn định hơn.

  * Hiệu quả mô hình: (Phụ lục 4 đính kèm)

- Hiệu quả về kinh tế: Năng suất đạt 7,6 tấn/ha, giá bán 16.000 đồng/kg, lợi nhuận 36.830.000 đồng/ha; năng suất  mô hình sản xuất bên ngoài đạt 7,4 tấn/ha, giá bán 15.000 đồng/kg, lợi nhuận 30.470.000 đồng/ha. Mô hình trồng đậu phộng sử dụng phân hữu cơ vi sinh tưới nước tiết kiệm lợi nhuận cao hơn so với sản xuất bên ngoài 6.360.000 đồng/ha.

  - Hiệu quả về xã hội: Tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, quy trình kỹ thuật trồng đơn giản góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng địa phương, cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường tiêu thụ. Nông dân tận dụng nguồn phụ phẩm của đậu phộng như thân cây đậu, vỏ đậu để phát triển chăn nuôi và làm phân bón cho nhiều loại cây trồng, giảm chi phí mua phân bón.

  - Hiệu quả về môi trường: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh tưới nước tiết kiệm hạn chế bón phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó giúp giảm ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh, bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo cho phát triển sản xuất bền vững. Mô hình thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu, thích hợp cho vùng sản xuất tưới tiêu sử dụng mạch nước ngầm, khan hiếm nước ngọt. Góp phần cải tạo đất, giảm chi phí bón phân đạm cho vụ sau, sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, tiết kiệm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp

* Khả năng nhân rộng: Mô hình có khả năng nhân rộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

anh tin bai