Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ
Lượt xem: 42

Nghệ thuật Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc đặc thù của vùng đất Nam Bộ, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của làn điệu dân ca, là loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ với sự kết hợp tinh tế - hòa quyện giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, mang nét đặc trưng của người dân vùng đất phương Nam. 

Trãi qua bao thăng trầm thế sự nghệ thuật Đờn ca tài tử hòa nhập cùng hơi thở thời cuộc; lúc thăng, lúc trầm và giữa lúc đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này thì lại tỏa sáng khi UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, dưới sự tác động của các yếu tố thời đại, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử gặp không ít khó khăn để lưu truyền lại bản sắc văn hóa vốn có của ông cha ta đã có công gầy dựng.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghệ thuật Đờn ca tài tử trong đời sống xã hội của người Nam Bộ nói chung người Trà Vinh nói riêng.

Ngày 05/12/2013, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.